Chu kỳ không đều 'tháng có tháng không' có thể do 7 bệnh gây ra: Chị em bị nên đi khám sớm

( PHUNUTODAY ) - Chu kỳ kinh nguyệt là thước đo sức khỏe của nữ giới. Nếu người phụ nữ có chu kỳ không đều có thể do 7 bệnh này.

Tăng Prolactin máu

Prolactin là một loại hormone do cơ quan nội tiết trong não người có tên là tuyến yên tiết ra. Tăng prolactic máu là 1 bệnh lý gây tiết sữa, vô kinh và vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Các nguyên nhân thường gặp của bệnh này là do u tuyến yên, rối loạn chức năng điều hòa sản xuất nội tiết của cơ thể…

Với phụ nữ, nếu quá nhiều prolactin có thể khiến các nang noãng kém phát triển, tiết estrogen không đủ. Điều này có thể gây thay đổi hoặc ngừng rụng trứng, dẫn tới chu kỳ không đều hoặc vô kinh.

Lạc nội mạc TC

Lạc nội mạc là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong TC phát triển ở bên ngoài TC hoặc hay ngay tại TC. Thường là trên các cơ quan khác trong khung chậu hoặc khoang bụng.

Các khối u này có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc TC hoạt động hàng tháng. Từ đó dẫn tới hiện tượng chảy máu trong khung chậu và đau bụng khi đến tháng. Bệnh này cũng dẫn tới tình huống nhiều chị em có chu kỳ quá ngắn hoặc xuất huyết giữa các chu kỳ, đau bụng dữ dội.

12

Buồng trứng đa nang

Đây là một dạng bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo thống kê, có khoảng 2,2 – 26,7% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 44 mắc bệnh này.

Buồng trứng đa nang tác động nhiều lên buồng trứng khiến chu kỳ bị rối loạn, tăng nồng độ nội tiết tố. Từ đó, hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng.

Chu kỳ không đều và kéo dài bất thường là dấu hiệu điển hình nhất của buồng trứng đa nang. Lý do là vì quá trình rụng trứng xảy ra điều bất thường khiến niêm mạc không bong ra hàng tháng. Hơn nữa, niêm mạc được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian dài dẫn tới lượng máu mỗi chu kỳ có thể nhiều hơn bình thường.

U tuyến yên

U tuyến yên không ảnh hưởng sự sống nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây vô sinh. Bởi, khối u này có thể phá vỡ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và làm ức chế quá trình rụng trứng. Khi đó, chu kỳ của chị em sẽ bị gián đoạn nên khả năng có con tự nhiên cũng bị giảm đi.

Ở người có mức độ nhẹ hơn thì vẫn có thể có chu kỳ và rụng trứng như thường. Song, hormone progesterone không được sản xuất đủ làm cho trứng không thể vào tổ. Từ đó dẫn tới nguy cơ vô sinh ở nữ.

Bị bệnh tuyến giáp

Người bị các bệnh như suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể có chu kỳ dài hơn, nhiều hơn và gây đau bụng hơn. Còn cường giáp sẽ khiến chu kỳ của chị em ngắn hơn và ít hơn.

Viêm vùng chậu

Đây là căn bệnh nhiễm trùng của hệ thống sinh sản nữ. Đối với chị em, hậu quả này phổ biến nhất của một số căn bệnh lây qua đường nam nữ trừ AIDS. Nếu được tìm ra ngay lập tức ta sẽ áp dụng biện pháp chữa bằng thuốc kháng sinh. Mặc dù vậy, nếu để kéo dì lâu ngày, căn bệnh sẽ lây lan và có thể làm hỏng ở vùng ống dẫn trứng, TC. Từ đó dẫn tới cảm giác đau mạn tính ở vùng chậu

Ung thư (UT) cổ tử cung hoặc UTTC

Chu kỳ không đều là biểu hiện cảnh báo của UTCTC hay TC. Những triệu chứng thường xảy ra với bệnh này là xuất huyết bất thường. Nhiều khi xuất huyết khi đang không trong chu kỳ hay xảy ra với người đã mãn kinh, kỳ kinh có thể kéo dài không bình thường, dịch tiết có màu vàng hay lẫn với máu…

Vậy khi chu kỳ bất thường thì nên làm gì?

+ Cải thiện trạng thái tâm lý để có được tinh thần thoải mái nhất.

+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ giấc.

+ Ăn uống đủ chất, bồi bổ khí huyết, giảm thiếu thiếu máu do rối loạn.

+ Không lạm dụng thuốc tránh thai.

+ Khám sản phụ khoa thường xuyên.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link