1. Củ cải trắng
Người xưa thường có câu "mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng" để thể hiện ý nghĩa việc ăn củ cải vào mùa đông sẽ có thể mang lại cho sức khỏe rất nhiều lợi ích. Thậm chí có nhiều người còn ví củ cải trắng như "nhân sâm trắng" hay là "nhân sâm của mùa đông". Theo đông y, đây là một loại thực phẩm có vịt ngọt cay, tính mát, có công dụng giúp làm giảm cơn ho, tiêu thực, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng và thanh nhiệt...
Còn trong y học hiện đại, việc tiêu thụ củ cải trắng có thể giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa vì chúng có chứa nhiều chất xơ. Không những vậy, chúng còn có khả năng giúp cải thiện huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tiểu đường và tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, trong củ cải còn chứa thành phần hoạt tính sinh học betan giúp hỗ trợ chức năng gan rất tốt. Đồng thời, củ cải trắng cũng giúp các chị em ngăn ngừa tình trạng lão hóa hiệu quả
2. Đậu bắp
Nếu củ cải là "nhân sâm trắng" thì đậu bắp được ví là "nhân sâm xanh" hay còn được mọi người gọi là "vàng trong thực vật". Đây là một loại rau không nhận được mấy sự yêu thích vì chúng khá nhớt khi ăn nhưng lại có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, trong đậu bắp có chứa rất nhiều pectin, chất nhầy, protein, chất béo, canxi, chất xơ, kali và nhiều các loại vitamin cần thiết khác cho cơ thể. Với thành phần giàu chất xơ thực vật, đậu bắp đã trở thành một trong những loại thực phẩm rất phù hợp đối với những người bị mỡ máu cao, táo bón, viêm ruột hay béo phì...
Trong y học cổ truyền, đậu bắp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa chứng tiêu khát, táo bón, miệng khô rát, viêm họng hay viêm đường tiết niệu. Còn trong y học hiện đại, việc ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp hạ đường huyết, tăng cường bảo vệ dạ dày, tốt cho thị lực, đẹp da, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
3. Cá chạch lấu
Đây là một loại cá sống tại nước ngọt và thường xuất hiện nhiều ở các vùng đầu nguồn các con sông. Tại Việt Nam, cá chạch lấu có nhiều tại các tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Cá chạch lấu không chỉ là một trong những món đặc sản ngon mà còn được đánh giá là vô cùng bổ dưỡng với tác dụng bồi bổ cơ thể, nhất là đối với sức khỏe nam giới. Trong đông y, cá chạch lấu có vị ngọt, tính bình, không độc và có các tác dụng như bổ khí huyết, thanh nhiệt, tráng dương, điều trị tình trạng nóng trong...
4. Chim cút
Ngay từ thời Chiến quốc, chim cút đã được xếp vào hàng "lục cầm" - 6 loại gia cầm quý gồm nhạn, cút, yến, trĩ, cưu và bổ câu. Chính vì vậy, thịt chim cút thường được chế biến vào những món ăn hoàng gia, giúp bổi bổ sức khỏe cho hoàng tộc. Theo y học cổ truyền, thịt chim cút có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giúp bồi bổ ngủ tạng, giải nhiệt, cứng gân cường cốt, tiêu sưng, giảm nhọt... và được đánh giá là bổ ngang nhân sâm. Không những vậy chúng còn rất phù hợp đối với những người đang bị các vấn đề về đau lưng, mỏi gối.
Loại thực phẩm này rất phù hợp để nằm trong thực đơn của những người đang gặp tình trạng suy nhược cơ thể và thần kinh, trẻ em bị suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hay giai đoạn cho con bú, người mới ốm dậy, người thường xuyên phải lao động vất vả và ngay cả người già với chứng nhớ nhớ quên quên. Bởi thịt chim cút có chứa rất nhiều đạm nhưng ít mỡ nên những người đang bị béo phì cũng có thể sử dụng, giúp tăng huyết áp, tiểu đường hay xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, những người này không nên ăn các món ăn mà chim cút được rán hoặc nướng lên.
Tác giả: Minh Hằng
-
Không phải nhân sâm, đem 3 thực phẩm này đi nấu canh vừa ngon lại bổ, bất chấp giá lạnh
-
‘Một lạng vỏ bằng một lạng vàng’: Vỏ loại quả này tưởng bỏ đi nhưng lại nhiều công dụng cho sức khỏe
-
Người xưa nhắc: Bộ phận của quả quýt quý như vàng, sánh ngang với nhân sâm vì rất bổ đừng vứt đi
-
6 loại rau củ bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc, qúy như nhân sâm bán đầy ngoài chợ
-
Đi chợ thấy 4 loại rau này nên mua ngay: Bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc, quý ngang nhân sâm tốt cho sức khỏe