Người xưa nhắc: Bộ phận của quả quýt quý như vàng, sánh ngang với nhân sâm vì rất bổ đừng vứt đi

( PHUNUTODAY ) - Mùa đông đến, cam quýt là một loại trái cây rất phổ biến. Nhiều người ăn cam quýt thường bỏ phần vỏ đi nhưng chính nó lại là vị thuốc quý như vàng, bổ ngang nhân sâm.

“Một lạng vỏ quýt, một lạng vàng”

Vỏ quýt, bên cạnh vai trò tàng trữ tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì nó còn là một dược liệu đa năng. Vỏ quýt xanh có tên là thanh bì, vỏ quýt chín phơi khô có tên là trần bì. Theo đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kiên vị, hóa đờm, giảm đau chữa ăn không tiêu, đau bụng, ho, sốt rét.

vo-quyt-1

Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.

Nhiều số liệu thực nghiệm cho thấy, vỏ quýt có tác dụng dược lý tốt đối với tim mạch, đường tiêu hoá, đường hô hấp… có thể gọi là thực phẩm chức năng thuần thiên nhiên, không tác dụng phụ.

Vỏ quýt và những công dụng bất ngờ

1. Trị say xe

vo-quyt-2

Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

2. Trị nứt nẻ da

Sao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều. Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.

3. Trị viêm phế quản mãn tính

Vỏ quýt tươi từ 5 - 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày. Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.

vo-quyt-3

4. Trị ho

Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng. Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi,

thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

5. Trị táo bón

Sử dụng 12g vỏ quýt tươi hoặc 6g vỏ quýt khô cho vào nước rồi đun sôi. Nên uống hỗn hợp này khi còn nóng, uống hàng ngày mới phát huy tác dụng trị táo bón tốt nhất.

6. Trị ghê răng

vo-quyt-4

Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống. Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.

7. Trị viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).

8. Trị chứng hôi miệng

Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5 - 10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.

9. Trị lạnh bụng, buồn nôn

Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.

10. Trị đầy hơi, thông khí huyết

vo-quyt-6

Dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng.

11. Tiêu đờm

Cho vỏ quýt đã rửa sạch vào bình chứa rượu trắng, ngâm hỗn hợp này trong khoảng 20 ngày là có thể dùng được. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

12. Trị cảm, phong hàn

Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.

Theo:  xevathethao.vn copy link