Những trao đổi, giao kết trên mạng xã hội Zalo, Facebook có giá trị pháp lý không?

( PHUNUTODAY ) - Gần đây hoạt động thương mại điện tử, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những thông tin trao đổi qua kênh này có được pháp luật công nhận không?

Những năm gần đây, giao dịch điện tử, thỏa thuận kinh doanh, dân sự thông tin kênh trao đổi mạng xã hội ngày càng được thịnh hành. Những điều đó tạo ra thuận tiện cho công việc nhưng cũng gây ra những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trên các nền tảng điện tử như zalo, email, tin nhắn Messenger... được các cơ quan chức năng giải quyết như các vụ lừa đảo qua mạng xã hội, hoặc các trường hợp vay tiền bạn bè qua tin nhắn Zalo, facebook, khi phát sinh tranh chấp phải kiện tới toà án... Vậy các giao dịch thông qua nền tảng này có giá trị pháp lý không?

Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn liên quan thì các giao dịch trên các nền tảng điện tử như zalo, email... vẫn có giá trị pháp lý nếu nội dung trao đổi đó không vi phạm pháp luật. Thế nên với nhiều giao dịch thông thường mà pháp luật không đòi hỏi hình thức đặc biệt thì nội dung trao đổi trên mạng xã hội thông qua các kênh như tin nhắn Zalo, facebook, email... vẫn được pháp luật bảo hộ.

Điều 35, Luật Giao dịch điện tử đã quy định giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Nội dung cụ thể

- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hànhmột phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.

Những giao kết qua Zalo, facebook, email... vẫn có tính pháp lý khi đủ điều kiện

- Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 36 của Luật giao dịch điện tử quy định:

- Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điệntử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận vềyêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợpđồng điện tử đó.

- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luậtnày, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Còn tại Điều 38 ghi rõ: Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy. 

Do đó người sử dụng mạng xã hội cần lưu ý với những thông tin trao đổi giao kết thông qua mạng xã hội. Cần nghiêm túc với những thông tin trao đổi qua đây.

Cần lưu ý về hình thức của hợp đồng khi cần thiết

Một số giao dịch cần đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức phải lập văn bản, công chứng, đăng ký... thì người dân vẫn cần phải đảm bảo các thủ tục này. Một số giao dịch mà pháp luật yêu cầu phải có hình thức văn bản như chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch pháp luật yêu cầu phải lập thành văn bản, công chứng và đăng ký, thì các bên phải tuân thủ.

Khi pháp luật có yêu cầu các trường hợp đó mà không đủ thì giao dịch vẫn có thể bị toà án tuyên là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức.

Hơn nữa mọi trao đổi thông qua điện tử để được công nhận hợp pháp thì phải đảm bảo đủ yêu cầu về pháp luật như trao đổi văn bản như đôi bên phải tự nguyện không bị ép buộc trao đổi, người trao đổi phải đủ năng lực dân sự, tài khoản trao đổi phải đúng chính chủ sử dụng, các bên không bị lừa ép...Và các vấn đề trao đổi phù hợp với pháp luật, ví dụ như các giao dịch đó không bị vô hiệu hóa theo pháp luật..

Về cơ bản, giao dịch qua phương tiện điện tử và giao dịch văn bản truyền thống chỉ khác nhau ở phần các bên đồng ý nội dung giao kết, các điều khoản liên quan thông qua phương tiện điện tử, thay vì ký tươi, xác nhận trực tiếp lên văn bản vật lý. Bởi thế nội dung giao dịch không đúng pháp luật, các bên trao đổi không đảm bảo đúng yêu cầu pháp luật thì sẽ vẫn bị tuyên bố vô hiệu. 

Dù các bên thực hiện giao kết qua điện tư thì vẫn cần có những nội dung thoả thuận như giao dịch bằng giấy thông thường, tức vẫn cần soạn file Word, PDF hoặc hình thức tương tự để xác lập và các bên xác nhận chấp thuận các điều khoản giao kết cụ thể.

Tuy nhiên khi giao kết, các bên cần lưu ý tránh tình trạng kênh giao kết mà một bên có thể xóa, thu hồi nội dung, thay đổi lịch sử bởi như vậy sẽ không còn bằng chứng để chứng minh, đối chiếu.

Tác giả: An Nhiên