Không ăn bữa ăn giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu.
Nếu bình thường, bạn không có thói quen ăn bữa ăn giàu chất béo, thì vào ngày làm xét nghiệm máu, bạn nên duy trì thói quen này, để có được kết quả xét nghiệm chính xác hơn. Ăn một bữa ăn lớn, giàu chất béo một cách bất thường, có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm của bạn. Thậm chí, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn.
Nếu bạn muốn đo lường cả lượng cholesterol, (mỡ máu), thì tốt nhất, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì có chứa calo, trong vòng 8 đến 10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm, bởi lượng đường huyết, cũng như chỉ số một loại chất béo trong máu, có thể sẽ tăng lên một chút sau khi bạn ăn.
Không uống rượu bia trước khi kiểm tra cholesterol
Mặc dù đồ uống có cồn không chứa cholesterol, nhưng chứa rất nhiều đường cũng như carbohydrat, có thể khiến lượng cholesterol tăng đột biến. Điều này khiến bác sĩ có thể nhận được kết quả không chính xác.
Đừng để cơ thể quá khát trước khi xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểu chứa 99% nước và 1% axít, amoniac, hóc-môn, các tế bào máu chết, protein và các chất khác. Nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu, chỉ khoảng 1m phù hợp để phân tích. Bởi vậy bạn nên uống nhiều nước vài giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang tuyến vú
Các bác sĩ cấm sử dụng chất khử mùi bước khi chụp X-quang tuyến vú vì nó chứa một số chất kim loại. Trong quá trình chụp, chúng có thể bị nhầm lẫn với sự vôi hóa, dấu hiệu của bệnh ung thư. Kết quả chụp không chỉ bị sai, mà còn khiến bạn lo lắng.
Không ăn thực phẩm đỏ khi nội soi đại tràng
Thực phẩm đỏ tự nhiên có thể nhuộm màu ruột và ảnh hưởng tới kết quả khám. Những loại thực phẩm bạn nên tránh ít nhất 1 tuần trước nội soi đại tràng là củ cải đường, việt quất, kẹo đỏ, cam thảo đỏ và cà chua.
Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp
Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 2,3 mg muối/ngày. Thói quen ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, nên bạn không nên sử dụng đồ ăn nhanh, các loại hạt, đỗ và các sản phẩm chứa nhiều muối khác trước khi kiểm tra huyết áp.
Không uống thuốc trước khi kiểm tra máu
Vài ngày trước khi kiểm tra máu, bạn nên ngừng uống thuốc để tránh làm sai lệch kết quả bởi những yếu tố bên ngoài cơ thể. Đối với những loại thuốc uống hằng ngày, bạn nên uống chúng sau khi lấy mẫu máu.
Không thay đổi thói quen hằng ngày
Cơ thể của chúng ta là một hệ thống ổn định, đòi hỏi một lượng thời gian nhất định để thích ứng với những chế độ mới. Ví dụ, những người di chuyển xa cần mất 2 ngày để làm quen với sự thay đổi múi giờ. Khi bạn đi ngủ muộn hơn 1 giờ so với bình thường, cơ thể sẽ bị căng thẳng.
Không nên đi làm móng trước khi đi khám da liễu.
Các bác sỹ da liễu sẽ khám toàn bộ cơ thể bạn, bao gồm cả móng, do vậy, bạn không nên sơn móng thay hoặc móng chân. Ngoài bệnh nấm móng, thì những thay đổi bất thường tại móng, cũng có thể cho thấy nhiều vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, như bệnh thiếu máu, tiểu đường và thậm chí là các bệnh tim mạch.
Trước khi đi khám da liễu, bạn cũng không nên trang điểm và vẽ mắt, để các bác sỹ có thể nhìn thấy được những bất thường trên mặt của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng kem chống nắng, hoặc kem dưỡng ẩm da trước khi đi khám da liễu.
Không sử dụng chất bôi trơn trước khi khám phụ khoa
Phết tế bào cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chuẩn kiểm tra sức khỏe phụ khoa. Bộ phận này rất nhạy cảm và dễ kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài, nên bạn tránh sử dụng kem bôi trơn, nút bông, kem tránh thai,… 48 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Tác giả: Mộc
-
Anh chàng yêu cầu bạn gái mua túi xách 10 triệu để tặng mẹ mình ngày ra mắt và cái kết đầy bất ngờ
-
Điểm danh 5 loại rau quả quý hơn thần dược, giải độc nội tạng, thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả
-
Nữ sinh 18 tuổi bị bố đẻ đánh đập đến nhập viện cấp cứu vì đi chơi khuya
-
Những mẫu váy vừa đơn giản vừa đẹp, cô nàng nào cũng nên có giống bộ đôi Jennie - Rosé (BlackPink)
-
Chuyên gia chỉ cách chọn nước súc họng "chuẩn" bảo vệ đường hô hấp trong mùa dịch Covid-19