Theo Danviet, diện tích trồng khoai môn của huyện Lấp Vò có xu hướng tăng theo từng năm, cụ thể như: Năm 2008 diện tích trồng khoai môn là 268ha, năm 2018 diện tích là 1.050ha, năm 2021 diện tích là 1.178ha, năm 2023 diện tích là 1.338ha.
Riêng trong vụ Đông Xuân 2023-2024 diện tích trồng khoai môn của huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) là 595ha. Trong đó diện tích trồng khoai môn tập trung chủ yếu ở các xã ven sông Tiền như: Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Tân Mỹ, Hội An Đông.
Được biết cây khoai môn được nông dân trong vùng trồng cách đây gần bốn mươi năm, lúc đó diện tích khoai môn không nhiều như hiện nay mà chủ yếu được trồng ở vùng đất gò cặp với Tỉnh lộ 848 thuộc ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng A và cặp đường ĐH 64 thuộc ấp An Quới, xã Hội An Đông ven dòng sông Tiền.
Bắt đầu từ thời điểm đó, nông dân nhiều xã ở huyện Lấp Vò trồng khoai môn và giữ giống khoai môn ra củ ngon cho đến ngày nay.
Qua nhiều năm trồng khoai môn, nông dân trong vùng đã đúc kết được kinh nghiệm sản xuất, bên cạnh đó được ngành chuyên môn tập huấn về quy trình sản xuất và biện pháp phòng trừ sâu bệnh nên việc sản xuất được thuận lợi hơn.
Hiện nay trong sản xuất khoai môn, đa số nông dân đều chọn củ giống (củ cấp 2 hoặc cấp 3) ở những ruộng khoai trên năm tháng tuổi (ruộng khoai đã già) và không bị nhiễm bệnh.
Củ khoai giống được thu hoạch từ những ruộng này sẽ được đem về bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát.
Trước khi ươm giống khoai môn, củ được ngâm xâm xấp với nước hoặc xử lý với thuốc trừ bệnh để diệt một số nấm bệnh còn lưu tồn trên củ giống, sau đó vớt củ ra và trải đều ở nơi thoáng mát khoảng từ một đến ba ngày thì đem ươm.
Do khoai môn là cây cho củ nên sau khi ươm giống thì nông dân tiến hành xới đất cho tơi xốp và lên líp đôi, líp rộng khoảng 2m, cao 0,2 m, giữa líp có đào rãnh thoát nước.
Củ giống khoai môn sau khi ươm được 12-14 ngày (lúc khoai được 2 lá) thì đem ra ruộng trồng với khoảng cách hàng cách hàng 1m cây cách cây từ 0,5 - 0,6 m, mật độ từ 2.000 đến 2.400 bụi/công (1.296 m2 ).
Khoai môn sau khi trồng được tưới nước hàng ngày để giúp cây phục hồi và phát triển nhanh. Đi đôi với việc tưới nước, ở giai đoạn cây từ 7- 40 ngày tuổi cứ định kỳ 7 ngày thì tiến hành tưới một đợt phân, khi khoai trên 45 ngày tuổi.
Lúc cây khoai môn đã lớn nên không cần phải tưới phân nữa mà có thể chuyển sang hình thức bón phân quanh gốc để giảm bớt công lao động.
Thông thường cứ định kỳ 10 ngày sẽ bón phân một lần, trung bình bón 6 lần bón trong một vụ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển và tạo củ.
Theo nhiều nông dân, đối với cây khoai môn thì bệnh hại phổ biến và quan trọng nhất là bệnh đốm lá đồng tiền (hay còn gọi là bệnh cháy lá, rầy cọp).
Bệnh này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, năng suất, cũng như chi phí sản xuất.
Vì vậy đa số nông dân đều chủ động áp dụng biện pháp tổng hợp để quản lý bệnh như: Chọn củ giống sạch bệnh, lên líp cao ráo và thoát nước tốt, trồng khoai với mật độ phù hợp và theo dõi thường xuyên đồng ruộng để sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cùng với việc quan tâm chăm sóc nên các ruộng khoai môn trồng trong vụ Đông Xuân 2023-2024 ven dòng sông Tiền trên địa bàn huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) phát triển thuận lợi.
Đến thời điểm 19/02/2024 đã có khoảng 15 ha khoai môn đã thu hoạch, giá bán khoai môn tại ruộng từ 23.000 - 25.000 đồng/kg (củ cái), có nhiều nông dân trồng khoai môn bán được trên 30.000.000 đồng/công.
Theo chia sẻ của một số nông dân trồng khoai môn, trong vụ đông xuân 2023-2024 có hai yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất là:
- Thứ nhất, đã quản lý hiệu quả bệnh đốm lá nên ruộng khoai phát thuận lợi và cho năng suất khả quan.
- Thứ hai là giá khoai môn ở mức phù hợp và có lợi cho sản xuất.
Khoai môn trồng trong vụ đông xuân thường cho năng suất cao nên với giá bán dao động từ 23.000 - 25.000 đồng/kg như hiện nay thì các ruộng khoai môn đã thu hoạch, nông dân thu được hiệu quả tương đối khả quan.
Với nhu cầu nguồn nguyên liệu khoai môn để sơ chế, chế biến thành các loại thực phẩm cung cấp cho nhu cầu con người, hy vọng giá khoai môn trong thời gian tới duy trì ở mức phù hợp và có lợi cho nông dân trong sản xuất.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Từ loài rau dại ở hàng rào, trở thành đặc sản nhà hàng, khách sạn, bán ra thị trường 90.000 đồng/kg
-
Trồng loài cây được xem là "thần dược của quý ông", anh nông dân Bắc Giang sắp thu tiền tỷ
-
Một loại cá nạc thịt, giàu protein, con to, nuôi dày đặc, người nông An Giang giàu lên nhờ làm theo cách này
-
Khoai lang mọc mầm có ăn được không, có độc không?
-
Tỏi mọc mầm ăn có độc không?