Một số người cho rằng, tỏi mọc mầm được cho là thực phẩm hỏng và thường bị loại bỏ. Dưới đây là câu trả lời:
Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Tỏi với hương vị mạnh mẽ, hăng nồng và thơm ngon là hai loại gia vị phổ biến trong căn bếp của hầu hết các gia đình tại Việt Nam.
Trong tỏi chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali và folate. Trong khi đó, tỏi chứa nhiều vitamin C, B6, canxi, phốt pho, thiamin, kali, đồng và mangan.
Tỏi mọc mầm vẫn ăn được nhưng các chất dinh dưỡng đã được sử dụng để nuôi mầm nên thường bị xốp, ọp, giảm hương vị thơm ngon. Còn thực tế, hành tỏi mọc mầm không có độc, không gây hại gì và hoàn toàn có thể ăn được.
Tỏi mọc mầm là do độ ẩm cao. Để ngăn chúng nảy mầm hãy bảo quản hành tỏi tại nơi khô, mát, lưu thông không khí tốt.
Ngoài ra, quá trình chín của rau quả tạo ra khí ethylene kích thích hành và tỏi nảy mầm nên hãy tách biệt hành tỏi với các loại trái cây và rau củ khác.
Lợi ích khi ăn tỏi mọc mầm
Tỏi mọc mầm cũng vẫn có lợi cho sức khỏe. Tỏi mọc mầm giàu chất chống ôxy hóa, giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim, giúp phòng ngừa cảm lạnh…
Tuy nhiên, tỏi chỉ là gia vị trong các bữa ăn hằng ngày chứ không phải nguồn chất chống ôxy hóa đáng kể nuôi dưỡng cơ thể nên các gia đình không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn.