Ông bà ta dạy: 'Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ', vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Từ lâu cha ông ta đã dặn rằng: 'Trước cửa ít trồng cây, sau nhà không mở cửa sổ', có ý nghĩa không? Tại sao chúng ta không thể mở cửa sổ sau nhà?

Những đúc kết của cổ nhân cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vì trong đó cũng chứa đựng những điều đúng đắn mà có thể giúp chúng ta giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

"Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ". Câu nói này được ra đời như thế nào? Đối với cuộc sống hiện tại của chúng ta có giúp ích gì không? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau phân tích ý nghĩa của câu nói này và vì sao người xưa truyền lại câu nói này cho hậu thế.

"Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ", ý nghĩa của câu nói này thực ra rất đơn giản. Đó là trước cửa nhà thì không được trồng cây, còn phía sau nhà thì tốt nhất không nên mở cửa sổ.

"Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ".

Trong thời xưa, việc xây nhà là một sự kiện vô cùng trọng đại. Bởi vậy nên việc lựa chọn địa điểm và xây dựng xung quanh ngôi nhà như thế nào đều được mọi người rất quan tâm.

Có một vài người vì muốn trang trí cho ngôi nhà đẹp một chút nên họ thích trồng hoa, cây cảnh xung quanh ngôi nhà. Lại có một số người thích trồng cây trước cửa nhà, vì dưới cây to thì sẽ có bóng mát. Trồng cây trước cửa nhà nên sẽ càng thuận tiện trong việc tận hưởng không khí mát lành hơn.

Vậy nhưng khi cây phát triển lớn lên, càng lớn lại càng rậm rạp, dần dần sẽ chắn hết ánh sáng chiếu vào nhà. Mùa hè thì tất nhiên là rất mát mẻ. Tuy nhiên vì bên trong ngôi nhà lâu ngày không có ánh nắng chiếu vào khiến cho nhiều đồ đạc bị nấm mốc, không thể dùng được nữa. Đây chẳng phải đã gây nên những tổn thất kinh tế cho gia đình hay sao?

Còn nữa, vì cây càng lớn càng xum xuê, rậm rạp nên chắc chắn sẽ chắn hết cả ngôi nhà ở phía sau khiến bà con hàng xóm sang chơi hay người thân họ hàng xa đến thăm khi nhìn thấy cây sẽ nghĩ rằng: "Chủ nhân cái nhà này trồng ngay một cái cây lớn trước cửa nhà, giấu chặt ngôi nhà của mình đi, chắc chắn là không muốn mình đến nhà chơi rồi". Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

Ngoài ra, người xưa đều rất chú trọng đến vận khí của con người. Nếu con người sống trong môi trường ẩm thấp quanh năm, nhất định tâm tính sẽ không được tốt, như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc. Tất nhiên đến cuối cùng thì sẽ quy vào vận khí và vận thế của con người mà thực ra thì đều là bởi vì cây to trước cửa nhà đã chắn hết đi ánh sáng.

Không được trồng cây trước cửa chính là có ý nghĩa như vậy. Người xưa cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn câu chữ, nói là "trước cửa" chứ không phải "trước nhà". Ý nói là không nên trồng cây ở giữa cửa nhà, còn hai bên nhà và trước, sau nhà thì vẫn có thể trồng được. Vậy còn "sau nhà ít mở cửa sổ" thì là vì sao?

Mở cửa phía sau nhà vừa có thể giúp không khí lưu thông, lại còn có thể nhìn thấy phong cảnh phía sau nhà. Vì sao lại nên "bớt mở"? Hóa ra thời xưa người ta thường xây nhà cạnh nhau nên sau nhà thường có người khác ở. Khi mở cửa sổ ra có thể thấy hàng xóm phía sau đang làm gì, như vậy sẽ xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Mặc dù hàng xóm sẽ không nói trước mặt nhưng cũng sẽ không dùng ánh mắt tốt đẹp để nhìn bạn.

Vì vậy vế "sau nhà ít mở cửa" ý nói là nếu không có việc gì thì tốt nhất là không mở cửa sổ ra, nhưng khi cần thiết thì vẫn có thể mở một chút để không khí lưu thông.

Vậy ngày nay câu nói "Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ" còn có thể áp dụng hay không? Nó còn tùy thuộc vào loại nhà mà bạn ở? Nếu là nhà ở thương mại thì không cần quan tâm đến vấn đề trồng cây trước cửa. Và phía sau nhà có thể là có cửa sổ đấy nhưng không đối diện với hàng xóm nên vẫn có thể mở ra.

Đạo lý trong các câu nói của người xưa chung quy là làm thế nào để sống tốt hơn. Trong nhà cần phải có đủ ánh sáng thì mới khiến người ta cảm thấy dễ chịu. Và đôi khi mối quan hệ với những người hàng xóm lại bị ảnh hưởng bởi những điều nhỏ nhặt. Tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của người khác một cách thích hợp mới làm cuộc sống của nhau thú vị hơn.

Tất nhiên đây chỉ là kinh nghiệm của người xưa để cho chúng ta tham khảo mà thôi.

Tác giả: Mộc