Phân biệt mắm tôm sạch và mắm tôm bẩn hóa ra rất dễ: Cứ nhìn vào màu sắc là rõ

( PHUNUTODAY ) - Làm cách nào để phân biệt mắm tôm sạch và mắm tôm bẩn, hãy nhìn vào màu sắc sẽ rõ ngay.

Mắm tôm là một loại gia vị đặc trưng, chỉ ở Việt Nam mới có. Là thứ gia vị không thể thiếu khi ăn những món ăn như bún đậu, bún ốc, hay nấu giả cầy.

Mắm tôm được làm từ con tôm biển, hay còn gọi là con moi (Miền Bắc), con ruốc (miền Trung). Sống ở biển, có tên khoa học là Acetes indicus và Acetes japonicus. Tùy từng vùng khác nhau, cách làm (thời gian lên men, sơ chế ban đầu, tỉ lệ muối). Tên gọi khác nhau thì có tên gọi các loại mắm khác nhau.

Mắm tôm là tên gọi phổ biến, là sản phẩm lên men từ con tôm biển (con ruốc). Ủ với muối trong thời gian đủ dài (thường trên 6 tháng).

TS Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, về cơ bản mắm tôm dễ hấp thụ và tương đối an toàn (có quá trình sàng lọc và lên men rất lâu). Nhưng nó dễ nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến trước khi ăn.

Đối với mắm tôm, khi ở dạng nguyên chất rất mặn và đặc, khó có vi khuẩn nào sống được ở môi trường đó. Nhưng khi đã được pha thêm nước chẳng hạn, nó sẽ chuyển thành môi trường khác và tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dễ dàng. Vì vậy, có cơ sở để nghi ngờ rằng mắm tôm có nguy cơ gây bệnh tiêu chảy giống như một số thực phẩm nguy cơ cao khác (ví dụ như rau sống) chứ không nên kết tội.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu muốn ăn mắm tôm bạn cần chọn đúng loại mắm tôm sạch để ăn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mắm tôm bẩn – sạch mà bạn không nên bỏ qua:

- Mắm tôm sạch: Được che đậy cẩn thận, đặt ở khu vực yếm khí, không phơi ngoài trời, luôn luôn được đóng cửa để hấp thụ nhiệt, mắm sẽ lên men từ từ, tự nhiên và ổn định. Hai nguyên liệu chính là moi tươi, muối biển phải thật sạch.

- Mắm tôm bẩn: Không có màu sắc tự nhiên của mắm tôm mà sử dụng hóa chất. Ngoài việc kiểm nghiệm, quan sát thật kỹ, bạn cũng có thể may mắn nhận biết được mắm tôm bẩn với dấu hiệu như màu hồng, màu hồng đỏ tươi. Trong khi mắm tôm sạch chỉ có màu hơi hồng, đảm bảo moi tươi (moi ươn thì mắm sẽ có màu đen hơn nếu không sử dụng hóa chất).

Các chuyên gia khuyên rằng, mắm các loại khi đã pha chế chính là môi trường cực tốt để vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, mắm không sử dụng hết thường được bảo quản khá sơ sài rồi để bên ngoài nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm, mắm tép. Vì thế cần kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác.

Tác giả: Thạch Thảo