Tôm là một món ăn giàu dưỡng chất, đặc biệt là hàm lượng canxi dồi dào nên thường được bổ sung trong các bữa cơm gia đình. Trong khi tôm tự nhiên thịt sẽ ngọt hơn, dai hơn, ăn ngon hơn rất nhiều nhưng nhiều người không biết cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên.
Người bán tôm bật bí cho chúng ta biết cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên rất đơn giản, nghe qua một lần là thực hiện được không bao giờ nhầm lẫn.
Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên
Nhiều chị em đi chợ thường không biết cách chọn tôm, cứ chỗ nào có tôm là mua. Tuy nhiên, mọi người nên nhớ rằng giá tôm tự nhiên luôn đắt hơn tôm nuôi. Và có lẽ do vậy mà một số gian thương cố tính đánh tráo tôm nuôi thành tôm tự nhiên nhằm kiếm lời nhiều hơn. Thế nên, để tránh bị hớ khi đi chợ, chị em có thể học cách phân biệt giữa tôm nuôi với tôm tự nhiên theo bài viết dưới đây, đảm bảo không bị nhầm lẫn.
Đầu tiên, các chị em nên quan sát tôm. Nếu tôm nuôi thì thường có vỏ sẫm màu hơn, thịt không được chắc và khi ăn vào không có vị ngọt tự nhiên. Còn đối với tôm tự nhiên, lớp vỏ màu sáng hơn, thịt chắc hơn và khi ăn vào, chị em sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên.
Tôm tự nhiên cũng phải chọn tôm tươi, bởi nếu không sẽ rất khó ăn và còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Cách nhận biết không hề khó khăn, các chị em nên chọn tôm bơi khỏe, nhảy tanh tách với lớp vỏ cứng, nhìn qua màu sắc tôm vẫn sáng bóng, tươi rói. Không những thế, càng và chân của tôm không bị gãy, thớ thịt bên trong chắc chắn, bám chặt lấy phần vỏ. Nếu trường hợp vỏ tôm đã chuyển sang màu trắng đục, mắt đục hoặc có màu hơi hồng. Thân tôm cứng, thẳng đơ và to mập bất thường, phần đầu và thân của con tôm gần như rời khỏi nhau. Bên trong tôm có nước nhớt chảy ra ngoài và chân tôm chuyển sang màu đen thì tuyệt đối không nên mua dù giá có rẻ đến mức nào.
Nếu mua tôm đã được đánh bắt và luộc chín trên tàu, thuyền trước khi bày bán, cần kiểm tra phần đuôi tôm để xác định độ tươi của chúng. Hãy kéo thẳng con tôm và đưa ra ngoài ánh sáng để xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Các khớp càng rộng chứng tỏ thịt tôm đã không còn tươi vì chúng có thể bị nấu quá lâu hoặc đã được để đông lạnh trong thời gian dài.
Những người nên kiêng ăn tôm
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.
Người bị đau mắt đỏ
Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…
Người có hàm lượng Cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.