Đức Phật là người tư ti bác ai, dù bất cứ ai cũng có thể bái Phật với hy vọng được Ngài tiêu trừ tội ác và mong cầu một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy. Nhưng có những người Đức Phật không thể độ, không thể ân xá cho tội nghiệp chính họ gây ra.
Khi đó, dù những người như vậy có chăm chỉ bái Phật nhiều đến đâu, không hẳn là không vô ích, mà chỉ có tác dụng tiêu trừ tội ác trong lòng mình, chứ không nhận được sự che chở của Đức Phật như người bình thường.
Đức Phật dạy, những kẻ như vậy được gọi là người "tâm thuật bất chính" khi có chuyển những suy nghĩ xấu xa thành hành động gây hại cho người khác.
Thực ra có lẽ chính bản thân họ cũng không nhận ra rằng mình không nhận được sự che chở của thần Phật như mong muốn, thậm chí còn cho rằng bản thân bái Phật nhiều như vậy thì đã được gột rửa tội nghiệp, trở thành một người tốt. Song hành động bái Phật cầu phúc của những người này vốn là vô nghĩa.
Hãy cùng xem 3 kiểu người bái Phật vô ích đó gồm những ai và tội nghiệp họ gây ra là gì?
Người luôn mang lòng nghi ngờ
Việc bái Phật cần nhất là phải có lòng tin, nhưng nếu ngay cả Đức Phật mà cũng không tin, hoặc nửa tin nửa ngờ, vậy thì đương nhiên Đức Phật cũng sẽ không phù hộ người đó. Thậm chí còn có thể gặp phải trừng phạt và báo ứng của Đức Phật.
Đức Phật vốn là bậc toàn giác (biết mọi điều), trí tuệ vô biên cho nên ngài có thể biết được hết thảy những suy nghĩ trong đầu của chúng sinh.
Nếu một người trong tâm sinh lòng nghi ngờ ngài, vậy thì dù cho có ngày ngày tới cửa bái Phật thì cũng là đang lừa gạt ngài, làm theo hình thức bên ngoài mà thôi. Kết quả của việc lừa dối Phật chính là không bao giờ được ngài độ mệnh.
Nếu đã không tin Phật, hà tất phải đi bái Phật cho uổng công? Bái Phật là một loại tín ngưỡng, điều quan trọng nhất là trong tâm phải có Phật.
Người trong lòng không có tín ngưỡng, chỉ biết đi theo đại chúng như nước chảy bèo trôi, không có chính kiến của bản thân vậy thì khó mà nhận được sự che chở của Đức Phật như mong cầu.
Sự hoài nghi của cũng thường đi kèm với các thói quen xấu. Do không tin luật nhân quả nên phỉ báng lời Phật dạy là phi lý không có lẽ thực, đồng thời lại còn hô hào người khác đồng hành với việc xấu của mình.
Vì sinh lòng nghi ngờ không tin lời Phật dạy, không tin thiện ác hữu báo nên mặc sức làm việc xấu, rồi sau đó mới tu hành bái Phật một cách giả tạo những mong gột rửa tội nghiệp.
Nhưng nếu tội nghiệp được xóa bỏ dễ dàng như vậy, há chẳng phải ai cũng có thể thoải mái làm việc xấu, việc ác?
Còn trong cuộc sống, những người có tính đa nghi như thế, đối với gia đình, người thân họ chẳng tin tưởng một người nào hết, đối với bạn bè, họ không thấy ai là người đáng tin cậy.
Đối với Phật pháp họ cho rằng không có lợi ích thật sự, nên họ đánh mất niềm tin mà bỏ qua cơ hội tốt học đạo làm người. Người như vậy không bao giờ được Phật độ và chở che.
Người bất hiếu với cha mẹ
Những người bất hiếu với cha mẹ cũng là một trong 3 kiểu người bái Phật vô ích khi tự tay làm tiêu tan phúc lành của mình nhưng không lường được hậu quả mà việc đó gây ra.
Từ ngàn xưa, hiếu thảo được xem là nhân cách đạo đức hàng đầu (Hiếu giả bách hạnh chi tiên). Một người không thể được xem là hoàn thiện dù có nhiều đức tính tốt nhưng khiếm khuyết lòng hiếu thảo.
Hiếu thảo là hành động biết ơn và đền ơn đối với các bậc đã dày công sinh dưỡng, dạy dỗ mình nên người.
Nếu không có ông bà cha mẹ thì không ai có mặt trên cuộc đời này, cho nên tri ân báo ân ông bà cha mẹ là hành động có ý nghĩa hết sức thiêng liêng.
Hiếu thảo là đạo đức to lớn thì bất hiếu là một tội nặng. Bất hiếu chính là nguyên nhân dẫn tới Ác nghiệp lớn nhất.
Trong kinh Nhẫn nhục, lời Phật dạy: “Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu. Điều ác cùng cực chẳng gì bằng bất hiếu”.
Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân, Đức Phật cho biết quả báo của tội bất hiếu như sau: “Người con bất hiếu với cha mẹ là người thấp kém về nhân phẩm, bị người đời khinh rẻ và bị pháp luật trừng trị, về sau không đủ tư cách làm cha mẹ và sẽ bị con cái bất hiếu trở lại. Chẳng những thế, sau khi chết đi người con bất hiếu còn bị đọa địa ngục hoặc sinh làm loài súc sinh chịu muôn vàn khổ sở”.
Từ xưa cũng như nay, phạm tội bất hiếu là đánh mất tư cách làm người, suốt đời mang tiếng xấu, hổ với người đời, thẹn với con cháu, sau khi chết đi bị đọa địa ngục, đó chính là quả báo nặng nề cho những người con bất hiếu. Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng bỏ đi.
Phật pháp vốn luôn coi trọng luật nhân quả, một người ngay đến cha mẹ mình còn không làm tròn chữ hiếu thì làm sao có thể thành tâm tu tập dưỡng tính như những lời gửi gắm tới Đức Phật?
Đó chẳng qua chỉ là những lời nói giả tạo gió thoảng mây bay, nói cho có, người như vậy cuộc đời gặp nhiều chông gai trắc trở cũng là lẽ thường tình. Khi ấy, dù có hết lòng cầu khấn Đức Phật ban ơn cũng là vô ích.
Người không biết hối cải
Con người trên đời không ai hoàn hảo vô khuyết, khó tránh khỏi có lúc phạm sai lầm.
Đức Phật dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”.
Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Người như vậy sẽ được thần Phật che chở.
Người làm sai và biết hối cải, biết tìm đến cửa Phật để sám hối về những tội ác mình đã gây ra trước đó, có cũng có thể coi là làm người lại một lần nữa. Cũng như Lời Phật dạy về sám hối, phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp.
Còn nếu như một người biết rõ việc mình làm là sai nhưng không biết hối cải, không có ý thức mình làm sai, vậy thì hành động đi bái Phật cũng không phải là sám hối thật lòng. Họ chỉ đang cố làm ra vẻ tin Phật mà thôi, chứ thực tâm trong lòng chẳng hề có một chút áy náy nào.
Sám hối thực chất là một hành động xin lỗi về lỗi lầm mình đã gây ra. Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã.
Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường.
Vì thế nên đối những người nay, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.
Những người gây tội lỗi thường cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm ray dứt hoặc sau đó gặp những chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần sám hối một cách thành tâm sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản.
Phật giáo vốn rất đề cao nhân quả báo ứng, người làm sai chắc chắn sẽ phải chịu nghiệp báo do sai lầm của mình gây ra. Sau khi chịu quả báo mà vẫn không biết hối cải, vậy thì Đức Phật sẽ không bao giờ phù hộ người như vậy.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phụ nữ có cốt cách mỹ nhân hay không phụ thuộc vào 4 cách sống này
-
5 thói quen tệ nhất trong hôn nhân mà nhiều cặp vợ chồng vướng phải
-
5 đặc điểm trời phú cho đàn ông thủy chung, phụ nữ lấy về cả đời an nhàn, được hầu hạ
-
7 nghề không có hậu, làm mất sạch phúc báo theo lời Phật, tiền nhiều mấy cũng nên tránh
-
Phụ nữ có hạnh phúc hơn khi yêu người đàn ông "kém sắc - nhiều tiền"?