Những lời không nên nói
Phật Giáo kể lại, xưa kia một vị đại thần thuộc tầng lớp Bà La Môn của đất nước Magadha (một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6) đến trúc lâm viện ở thành cổ Shravasti diện kiến Đức Phật. Ông nói:
"Phàm là những thứ tôi tận mắt nhìn thấy, tôi đều có thể miêu tả lại một cách chuẩn xác; phàm là những lời tôi tận tai nghe được, tôi hoàn toàn có thể trần thuật lại toàn bộ những gì đã nghe; phàm là thứ tôi cảm nhận được, tôi đều có thể nói ra hết dựa theo những gì đã cảm nhận được, từ trước đến giờ chưa bao giờ sai."
Đức Phật lắc đầu: "Ta không nói đại thần 'nên' hay 'không nên' nói hết ra tất cả những gì ông nghe thấy hay ông biết.
Nếu như nói ra tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, những gì ta biết mà khiến cho những điều bất thiện tăng lên và những điều thiện giảm đi, vậy ta sẽ không nói.
Ngược lại, nếu việc đó có thể làm cho những điều bất thiện giảm đi và những điều thiện tăng lên, ta sẽ nói ra. Tương tự như thế, những điều nghe thấy hay những điều cảm nhận được cũng vậy."
Trước khi nói uốn lưỡi 7 lần, nghĩ cho thật chín, bằng không sẽ gây họa
Cổ nhân dạy: Trước khi nói hãy uốn lưỡi 7 lần. Từ xưa đến này, lời nói không chỉ đơn thuần là nói ra suy nghĩ của mình, mà còn là để thu phục người khác. Đừng nghĩ mình nói thẳng, nói thật là tốt, bởi nếu không biết cách sẽ khiến phải tác dụng. Cũng đừng nên thấy “chướng tai gai mắt” mà “ra tay” giúp người khác. Thay vào đó hãy tỉnh táo quan sát để phân biệt đúng sai.
Dù bạn là ai, cũng hãy suy nghĩ thật kĩ, đừng nghĩ nói ra sự thật là đúng. Nếu bạn nói sự thật làm ảnh hưởng, tổn thương đến người khác, đó chính là gieo họa, cũng phạm vào khẩu nghiệp nặng nề.
Tác giả: Xuân Quỳnh