Phật răn: 8 điều ác nhất định không làm để sống an yên, tích phước về sau

( PHUNUTODAY ) - Trong đời sống, tránh làm những điều này để đời được an yên, nhiều niềm vui.

1. Sát sinh

Sát sinh đó là hành vi khiến con người ta tổn hại phúc đức của bản thân mình nhiều nhất. Mỗi khi chúng ta ta tay giết hại một sinh mệnh thì phúc phận tổn hại vô cùng to lớn, ngay cả khi chúng ta giết hại một con kiến cũng vậy. Vì thế khi giáo dục con cái, chúng ta tuyệt đối không được cho con cái giết hại côn trùng làm thú vui tiêu khiển, có như vậy thì phúc phận của con cái mới không bị tổn hại, thọ mệnh sau này cũng được kéo dài.

2. Khẩu nghiệp

Người hay oán trách trời đất mang trong lòng sự đố kỵ, lời nói ra thường hay làm tổn thương người khác, lăng mạ người khác và tất yếu sẽ tự làm tổn thương tới đức khí và tài vận của mình, cũng sẽ tự làm bản thân thống khổ. Người như vậy cho dù có được thừa hưởng gia tài do cha mẹ để lại thì cũng chẳng mấy chốc mà tiêu tán, cuộc sống bần hàn.

Nói lời bất kính với bề trênThân phận làm con mà xung đột với cha mẹ và bề trên chính là việc vô cùng tổn phước, bất luận chúng là làm gì, cầu mong điều gì đều sẽ thất bại bất thành, bởi cổ nhân có câu: ‘Bách thiện hiếu vi tiên’, trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu. Những người đối xử với cha mẹ mình như vậy, quỷ Thần đều phẫn nộ, liệu có thể giúp đỡ người như vậy hay không.

3. Tức giận

Tức giận nó cũng giống như chiếc lò hoả thiêu, thiêu rụi mọi phúc phận của chúng ta. Đối với một người bình thường mỗi một lần tức giận chính là một lần hoả thiêu một phần phúc đức của mình. Nhất là khi chúng ta tức giận, đối đãi không phải đạo với bậc cha mẹ bề trên thì phúc đức tiêu tán càng nhiều. Ngoài sát sinh, thì đây chính việc thứ hai khiến cho con người bị tổn đức nhiều nhất.

4. Lợi dụng người khác

Trên đời này không có ai cho không ai thứ gì cả, lấy của người khác cái gì thì phải trả lại cái đó, nhân quả không chừa một ai, lợi dụng người khác dù ít hay nhiều cũng gây hại cho vận may của bạn. Vạn vật trên đời đều tuân theo luật nhân quả, cứ thích lợi dụng người khác, nhân quả sẽ mang lại cho bạn quả xấu là nghèo khó, không tin thì hãy nhìn mọi người xung quanh xem có đúng không. Hầu hết những người thích lợi dụng là người nghèo, không có cuộc sống tử tế, 30 chưa phải là Tết nên cứ từ từ đợi xem. Cứ tưởng lợi dụng người khác là khôn ngoan nhưng đây chính là một trong những điều ác không nên làm theo lời Phật dạy. Nếu như trong một mối quan hệ chỉ có một bên mưu cầu lợi ích, lợi dụng người khác mà không muốn bản thân bỏ ra bất cứ điều gì, thì mối quan hệ ấy rất rõ ràng sẽ sớm tan vỡ.

5. Trộm cắp

Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy.

Quả báo của sự trộm cướp, nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy. Chúng ta hãy nên tin sâu nhân quả làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Nhân trộm cướp là việc làm xấu ác, cả thế giới loài người đều không chấp nhận nên có luật pháp chế tài, phạt tù, nặng thì tử hình, huống hồ là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối.

Tham lam muốn chiếm lấy của người làm của riêng mình là do thói quen lười biếng làm ít mà muốn hưởng thụ nhiều, là nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.

6. Keo kiệt, không thích từ thiện, không giúp người

Trên đời này, người keo kiệt, thích lợi dụng thường không thích bố thí, luôn nghĩ đến việc nhận được lợi ích từ người khác chứ không muốn cho đi. Ngược lại, những người tâm thiện dù giàu hay nghèo thì luôn cho, vì họ luôn cho nên họ sẽ nhận được nhiều hơn, vì bạn cho đi thì bạn sẽ nhận được quả ngọt, và càng cho nhiều thì bạn càng nhận được nhiều hơn.Không phải cho là cho vật chất mà cho tình cảm, cho đi sự thiện lương. Không nhất thiết là phải đem vật chất ra cho, chỉ cần bạn thấy người gặp khó khăn thì giúp đỡ, biết thương xót cho hoàn cảnh éo le thì đó đã là từ thiện rồi.

7. Không có lòng từ bi

Thiếu lòng từ bi thực chất là một trong những điều ác không nên làm, người không có lòng từ bi thường sẽ làm tổn thương người khác và chúng sinh, hình thành mối quan hệ xấu với mọi người, vì vậy họ sẽ thường xuyên gặp bất hạnh. Tình nguyện giúp đỡ những người gặp gỡ hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ, bạn sẽ cảm thấy được chào đón nhiều hơn, cuộc sống từ đó sẽ có giá trị hơn. Lòng từ bi khiến cho con người nâng cao hiệu quả công việc. Từ bi là vũ khí vạn năng, là một bản tính cao quý, tốt đẹp của con người mà Đức Phật vô cùng hoan nghênh. Nuôi dưỡng một tấm lòng từ bi, một trái tim biết trắc ẩn, yêu thương mọi người, cũng chính là lúc bạn xây dựng cho chính mình một cuộc đời “đáng sống”, có ý nghĩa.8. Nói dối hại người

Trong 66 điều Đức Phật dạy con người thì Người luôn răn dạy rất nhiều về lời nói dối: Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Người nói dối sẽ phải tự gánh chịu mọi điều

Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.

Tác giả: Huyền Trang