Quả na (còn gọi là quả mãng cầu ta) là loại trái cây nhiệt đời có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Những trái na to tròn, phần thịt mềm, ngọt lịm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Lợi ích của na đối với sức khỏe
- Tốt cho mắt
Na chứa nhiều vitamin A và vitamin C có tác dụng cải thiện thị lực. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều riboflavin, vitamin B2 giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa các vấn đề lão hóa, giúp mắt luôn sáng khỏe.
- Cải thiện tiêu hóa
Na chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, kích thích nhu động ruột, giúp việc bài tiết các chất cặn bã được đẩy nhanh, giảm tình trạng khó tiêu, táo bón.
- Ngăn ngừa mệt mỏi
Na cung cấp nhiều dưỡng chất giúp chống lại tình trạng kiệt sức, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều kali có tác dụng cải thiện quá trình cung cấp máu trên toàn cơ thể, ngăn ngừa cơ bắp suy yếu, mệt mỏi.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp
Quả na chứa nhiều magie có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, giúp giãn cơ, ngăn ngừa các cơn đau tim.
Ngoài ra, quả na còn cung cấp vitamin B6 có tác dụng giúp giảm các nomocystein - acid amin lấy từ protein trong thức ăn, hấp thu vào máu và làm tăng nguy cơ gây bệnh tim. Nhờ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lượng kali và magie dồi dào trong quả na sẽ góp phần điều hòa huyết áp, giữ cho huyết áp ở mức ổn định.
- Giảm lượng cholesterol
Quả na cung cấp nhiều niacin và chất xơ có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể, tốt cho người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch...
Ăn na có bị nóng không?
Quả na mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng phải ăn đúng cách để cơ thể nhận được lợi ích tối đa, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo Đông y, quả no có vị ngọt chua, tính ấm. Ăn nhiều na có thể gây ra tình trạng nóng trong người, nổi mụn, táo bón. Khi ăn na, mọi người nên sử dụng loại quả này như bữa phụ, thay cho các loại bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, chỉ nên ăn 1 quả/ngày.
Khi ăn, mọi người không nên cắn vỡ hạt na vì bên trong hạt có chứa các chất độc như squamosten A, anoslin, neo-desacetyluvaricin, neo-anonin-B, neo-reliculatacin A, các squamocin, các squamostatin... Các chất này có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không may nuốt phải hạt na vẫn còn nguyên vẹn thì bạn không cần phải lo lắng. Lớp vỏ cứng bên ngoài hạt na sẽ ngăn chặn các chất độc bên trong phát tán ra ngoài. Dù vậy, khi ăn na, mọi người đều phải cẩn thận để tránh tình trạng sặc, hóc, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Ngoài phần thịt quả dùng để ăn trực tiếp, các phần khác của cây na như hạt, lá, thân, rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, chúng có độc tính nên không được tự ý sử dụng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
4 loại hạt đen thần kỳ giúp ổn định nội tiết tố, da căng mịn, đẩy lùi lão hóa
-
Thịt vịt ngon bổ nhưng kỵ với 4 thực phẩm này, không nên ăn chung kẻo sinh bệnh
-
Cao răng bám đầy, vàng ố mấy chỉ cần làm cách này là bong ra hết, răng trắng khỏe
-
9 thực phẩm màu đỏ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 4
-
Uống 1 trong 5 loại trà này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn