Quan niệm lạ lùng về ngày cưới ở các nước trên thế giới (P.1)

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ các dân tộc châu Á mới có niềm tin riêng trong chuyện cưới hỏi, các nước châu Âu cũng có những quan niệm, phong tục ngày cưới cho riêng mình.

Mưa vào ngày cưới

Ở các nước châu Âu, các cô dâu tin rằng mưa là giọt nước mắt xúc động khi Chúa trời chúc phúc cho tình yêu của mình. Đám cưới trong ngày mưa chính là ngầm chỉ một gia đình con cháu đầy đàn, vì mưa tượng trưng cho sự đâm chồi nẩy lộc.

 

Giới trẻ châu Âu ngày nay còn có thể biến những điều bất tiện thường gặp trong ngày mưa thành những khoảnh khắc rất riêng và đáng nhớ cho ngày vui của mình, hay tạo ra những tấm ảnh cưới độc chiêu như bạn có thể thấy dưới đây:

Khách trả tiền để nhảy với cô dâu

Truyền thống kỳ lạ này bắt nguồn ở Ba Lan vào những năm 90 của thế ky XX. Trong nghi thức này, những người đàn ông đến dự tiệc cưới sẽ phải trả tiền nếu muốn nhảy với cô dâu và ngược lại những người phu nữ phải trả tiền để được nhảy với chú rể. Khi hôn lễ diễn ra, cô dâu sẽ nhảy với bố ruột của mình trong khi một người thân cầm chiếc tạp dề. Những vị khách mời sẽ bỏ tiền vào chiếc tạp dề đó để được nhảy cùng cô dâu. Cùng lúc đó, hai phù dâu và những vị khách mời khác cũng bắt cặp và tham gia khiêu vũ.

Kí tên với họ chồng vào ngày cưới

Nhiều người tại các nước châu Âu luôn tin rằng chuyện gì khi chưa đến thì đừng làm trái quy luật của số phận, nói nôm na là "nói trước bước không qua". Chẳng hạn bạn đừng kí tên mà dùng họ chồng tương lai trước khi hai bạn chính thức kết hôn, cũng như cô dâu không nên mặc một bộ đồ cưới hoàn chỉnh vào người trước ngày làm lễ kết hôn.

Cô dâu kết hôn giả với động vật

 Ảnh minh họa

Tại một số khu vực ở Ấn Độ, người ta quan niệm ma quỷ thường trú ngụ trên cơ thể con người, nhất và với những người con gái không có nhan sắc. Để giải quyết vấn đề, cô dâu bắt buộc phải kết hôn với một loài động vật như dê, chó… Mục đích của tục này chỉ để xua đuổi tà ma bởi sau này cô dâu có thể chấm dứt hôn nhân “giả” với động vật để cưới cho mình một chàng trai xứng đáng.

Những phong tục cưới khiến cô dâu kinh hãi

Người Scotland có quan niệm hết sức ngược đời là trong ngày cưới, cô dâu càng bẩn càng tốt. Vì vậy, khi đón cô dâu về nhà chồng, những người thân trong gia đình chú rể sẽ ném thức ăn thừa, bột mỳ hoặc cái gì đó đang bốc mùi lên người cô dâu. Còn trước đó, bạn bè và người thân của cô dân đã ném đủ các loại sửa hỏng, trứng thối… lên cô dâu. Sau đó, cô dâu tương lai bị bôi bẩn sẽ phải đi diễu qua nhiều khu phố để mọi người nhìn thấy.

Ở Mauritania (Tây Phi), người dân yêu thích ngắm nhìn mẫu phụ nữ phổng phao, phốp pháp. Họ cho rằng đây là tuýp người hấp dẫn, gợi cảm và khỏe mạnh, phù hợp mọi tiêu chí phục vụ cho cuộc sống gia đình. Tất cả các cô dâu trẻ mới về nhà chồng trong trạng thái mảnh mai đều bị ép vỗ béo tăng cân… vô giới hạn.

 Ảnh minh họa

Trong bộ lạc Samburu – châu Phi, người con gái khi đến tuổi lấy chồng, cô ta có quyền mời những chàng trai về nhà ngủ cùng, rồi lựa chọn ra người đàn ông ưng ý nhất. Tục lệ giúp cho các cô nếm mùi khoái lạc trước khi lập gia đình nhưng sau họ sẽ trải qua tập tục cắt bì – một hủ tục làm liệt khả năng tình dục của người con gái.

Ở miền Bắc Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga), các dân tộc thiểu số có quan niệm, nếu khách tới nhà mà “quan hệ” với vợ mình thì đó là niềm vinh dự lớn. Vị chủ nhà sẽ càng hạnh phúc hơn nếu 9 tháng sau vợ mình có bầu với vị khách nọ.

Người Tibet quan niệm, người phụ nữ được ngưỡng mộ khi cô gái đó được nhiều đàn ông để mắt và bất cứ cô gái nào cũng phải có kinh nghiệm trong “chuyện ấy” trước khi làm đám cưới. Điều này đòi hỏi cô gái phải quan hệ với 20 người đàn ông để lấy “kinh nghiệm”. Trong điều kiện ít người như vùng Tibet, việc trao thân cho 20 người đàn ông không phải là dễ dàng. 

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang