Quốc tế thiếu nhi mùng 1/6: Những trò chơi dân gian trong ngày Quốc tế thiếu nhi
Để giúp các bạn tìm hiểu được những trò chơi dân gian hay trong ngày Quốc tế thiếu nhi hay, thì những trò chơi dân gian dưới đây, các bạn đừng bỏ qua ngay dưới đây nhé!
Quốc tế thiếu nhi mùng 1/6: Những trò chơi dân gian trong ngày Quốc tế thiếu nhi
Trò chơi 1: Trò chơi: CƯỚP CỜ
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
Hướng dẫn cách chơi:
Chia đội:
Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình.
Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
Hướng dẫn luật chơi:
Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua
Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
Trò chơi 2: Ô ĂN QUAN
Hướng dẫn các chơi:
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ.
Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục).
Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương.
Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...
Trò chơi 3: MÈO ĐUỔI CHUỘT
Hướng dẫn cách chơi:
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người.
Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột.
Khi hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau.
Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau.
Sau khi chơi, trò chơi lại được tiếp tục.
Trò chơi 4: CHƠI CHUYỀN (ĐÁNH THẺ)
Hướng dẫn trò chơi: Đây là trò chơi dành cho con gái.
Số người chơi 2-5 người.
Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ...), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis.
Hướng dẫn cách chơi:
Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn.
Vừa chơi các bạn vừa hát: Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng... và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.
Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh.
Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà...
Trò chơi 5: ĐÁNH ĐÁO
Hướng dẫn cách chơi:
Chỉ cần 2 người trở lên.
Người chơi chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. Hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tuỳ ý, dẹp, hình tam giác. Hòn đáo được mài nhọn một góc, mài tròn hai góc còn lại giống như miếng gẩy đàn.
Người chơi vạch hai lằn vạch cách nhau khoảng 2m. người chơi đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất, đồng tiền nào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho người đi sau. Sau đó, người chơi nhắm vào những đồng tiền trên mức thứ nhất, dùng đáo chọi vào những đồng tiền đó.
Hướng dẫn luật chơi:
Nếu người chơi chọi trúng thì được “ăn” những đồng tiền đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho người kế tiếp.
Quốc tế thiếu nhi mùng 1/6: Những trò chơi dân gian trong ngày Quốc tế thiếu nhi
Lợi ích của việc chơi các trò chơi tập thể
Các trò chơi tập thể sẽ giúp xây dựng được tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.
Thông qua đó, các em còn có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân, biết quan tâm, lo lắng cho bạn bè, cùng sát cánh bên nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung của nhóm.
Việc tổ chức các trò chơi cho các con giúp cho mối quan hệ giữa phụ huynh và các con ngày thêm gắn kết, đồng thời thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh