Quỷ Cốc Tử chỉ ra 3 cách để hiểu thấu và thu phục nhân tâm

( PHUNUTODAY ) - Những cách để thu phục lòng người của Quỷ Cốc Tử- nhà mưu lược gia lừng danh nhất thời Xuân thu – Chiến Quốc dưới đây sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.

 Kiên nhẫn thăm dò

Con người ta sẽ bộc lộ tính cách, suy nghĩ qua những cử chỉ, lời nói hàng ngày. Muốn biết về thói quen và sở thích của người nào đó, chỉ cần để ý, quan sát kĩ những lời nói, cử chỉ của họ, sẽ dễ dàng nắm được mục đích và ý đồ của đối phương.

Mặc dù, nội tâm của con người có thể thay đối ứng biến nhưng chỉ cần ta kiên trì quan sát, ắt sẽ nhận ra sơ hở. Cần chú ý, thu thập những thông tin rải rác để rút ra kết luận lớn cho bản thân. 

Quỷ Cốc Tử dạy rằng, phải kiên nhẫn thăm dò, hiểu được nội tâm đối phương trước, sau đó mới tùy thuộc vào tình hình mà có những cách thu phục nhân tâm cho phù hợp. Có người thì thích lợi lộc, có người lại quan tâm đến tình cảm, lý tưởng.

Muốn hiểu biết về người nào đó, cần hòa mình, thân thiện, kết thân với họ. Nếu cái tôi quá lớn, "cao cao tại thượng", thì có quan sát trăm ngàn lần cũng không thể nắm được hết tâm tư của đối phương. Con đường thu phục nhân tâm ngày càng xa. 

Dục cầm cố tung - Muốn bắt phải thả.

Thời Tam Quốc, Mạnh Hoạch ở phía Nam nước Thục không ngừng làm phản, quấy nhiễu mãi không yên. Thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng dẫn quân đi dẹp loạn, bắt được Mạnh Hoạch bảy lần, cũng thả Mạnh Hoạch bảy lần. Việc này khiến Mạnh Hoạch hoàn toàn tâm phục khẩu phục, không dám làm phản nữa. Nếu Gia Cát Lượng bắt Mạnh Hoạch rồi giết luôn, gây thù chuốc oán với những tộc người phía Nam. Sau Mạnh Hoạch còn bao nhiêu người khác, giết được một Mạnh Hoạch, nhưng liệu có giết được hết người phía Nam, càng giết chóc thì oán thù càng nặng, quốc lực càng suy yếu. Cho nến mới nói, muốn bắt được người, thì phải thả người ra.

Xác định chiến lược, dự định kế hoạch

Trong cuộc sống, khi chiêu mô nhân tài phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Trước tiên ta phải nắm rõ ta đang cần người giỏi ở lĩnh vực gì? Tiếp đó, trong quá trình trò chuyện, trao đổi với người đó, mỗi lời nói ra đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng và được đặt trong một bối cảnh chung. Không thừa, không thiếu, không sai một lời. Có như vậy, mới có thể thu phục nhân tâm mà không có sai sót.

Tác giả: Hiểu Lam