Quy tắc phòng bệnh "4 đen - 4 trắng" nên tuân thủ ngay từ hôm nay

( PHUNUTODAY ) - 4 loại thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin tưởng

Quy tắc "4 đen": gồm 4 loại thực phẩm có màu đen bổ dưỡng nên ăn.

Đậu đen

Trong đậu đen đã có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAs, leucin, valin và isoleucin. Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine và 1,11g isoleucine. BCAAS là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acid amin đặc biệt quan trọng trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu.

Đỗ đen là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cung cấp nhiều chất xơ, folate và magie giúp làm giảm axít không có lợi cho tim mạch, đồng thời có ích cho hệ tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường sắt và bổ sung protein dồi dào cho cơ thể.

Mè đen

Trong 100g mè đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7.2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1,257mg calci, 347mg manhê, 1.1mg đồng, 11.5mg sắt, 3.1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra, còn có lecithin, phytin, cholin.

Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.

Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cao, nhất là các khoáng chất. Trung bình, 100g mộc nhĩ chứa: 0,2g lipid; 65,5g glucid; 201g calci; 10,6 g protid; 185mg phospho; 0,15mg vitamin B1; 185mg sắt; 10,03mg caroten, 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP. Nhờ các dưỡng chất, nấm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và ngăn chặn lão hóa. Đặc biệt, nấm tai mèo là vị thuốc quý có tác dụng giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.

Nấm hương

Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê...

Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.

Được đánh giá là món ăn giàu dược tính, trong đó nấm hương được đánh giá nổi bật qua các công dụng sau: bổ sung sắt, giải độc gan, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư,...

Quy tắc "4 trắng": gồm 4 loại thực phẩm có màu trắng không nên ăn nhiều như : muối, đường, chất béo, gạo trắng.

Đây là 4 thành phần mà mỗi ngày ai cũng đều phải hấp thụ. Tuy nhiên bạn nên hạn chế ăn bởi nó có thể gây ra không ít những hệ lụy cho sức khỏe. Những người thường xuyên ăn mặn sẽ có hàm lượng natri cao dẫn tới huyết áp cao, xơ vữa động mạch và tăng gánh nặng lên thận.

Các loại thực phẩm như mực, rong biển, thịt lợn khô, khoai tây chiên, gà rán, mì ăn liền,… đều những món ăn hết sức quen thuộc với nhiều người có chứa hàm lượng muối cao.

Vì vậy, mọi người nên chú ý đảm bảo lượng muối ăn mỗi ngày không được vượt quá 6 gram theo các chuyên gia khuyến cáo.

Đường cũng là gia vị được thêm vào không ít các món ăn như socola, bánh ngọt, trái cây, khoai lang,… Nếu ăn quá nhiều đường sẽ dễ dàng gây ra cao huyết áp, béo phì và tổn thương chức năng gan. Vì thế để giảm bớt lượng đường tiêu thụ, bạn nên đổi sang các món ăn tách đường như sữa không đường, uống nước cam không cho đường, hạn chế uống nước ngọt.

Ăn nhiều mỡ động vật sẽ làm trầm trọng thêm chứng bệnh xơ cứng động mạch, tăng cholesterol. Cơ thể người trưởng thành có nhu cầu khoảng 25 – 30 gram/người/ngày. Tỷ lệ dầu thực vật và mỡ động vật là 10:7 (10 dầu thì 7 mỡ).

Một số thực phẩm dù được quảng cáo là không gây béo và được làm từ tự nhiên như trái cây khô nhưng thực tế chúng có thể chứa lượng chất béo nhiều hơn bạn nghĩ. Vì thế đừng chủ quan trước những món ăn vặt này.

Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao, có thể chuyển đổi thành đường rất nhanh chóng. Đường này được hấp thụ bởi các tế bào cơ thể và khiến mức độ đường trong máu tăng theo. Mặc dù gạo trắng là nguồn thực phầm giàu carbohydrate, tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyên không nên ăn quá nhiều đặc biệt với những người bị tiểu đường hoặc có nồng độ đường trong máu cao.

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hải