Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Rằm tháng 7, hay ngày 15 tháng 7 Âm lịch, là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngày này có nhiều tên gọi khác nhau như Lễ Vu Lan, Lễ Xá Tội Vong Nhân, Lễ Cúng Cô Hồn, hay Tiết Trung Nguyên.
Theo lịch vạn niên, tháng 7 âm lịch năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 04/8/2024 đến hết ngày 02/9/2024 dương lịch. Do đó, rằm tháng 7 năm 2024 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 18/8/2024 dương lịch.
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày rằm tháng 7 hay không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);Tết Âm lịch: 05 ngày;
Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, rằm tháng 7 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Vì thế, người lao động không được nghỉ làm và hưởng nguyên lương vào ngày rằm tháng 7, trừ khi có quyết định khác từ Thủ tướng Chính phủ dựa trên điều kiện thực tế từng năm.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, ngày rằm tháng 7 không phải ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định do đó người lao động sẽ không được nghỉ nếu như không trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày rằm tháng 7 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương. Ngoài ra, còn tùy vào chính sách công ty mà có thể người lao động được nghỉ hoặc được về sớm vào ngày rằm tháng 7.
Người sử dụng lao động không trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công;
không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên....
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;...Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, khi người sử dụng lao động không trả lương làm thêm giờ cho người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền cụ thể sẽ tùy thuộc vào số người lao động mà người sử dụng lao động không trả lương.
Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, giúp cho không gian sống thơm mát, thoải mái và vô cùng dễ chịu
-
Mẹo chọn na chín cây tự nhiên, nhiều thịt, ngọt lịm
-
Loại lá xưa vứt đi không ai lấy nay bán 200.000 đồng/kg tranh nhau mua: Công dụng rất tuyệt vời
-
Trong nhà trồng 4 cây này, không nghèo khó cũng thất bát, các cụ đã dạy từ lâu
-
Muốn chọn cam sành ngon nhớ nhìn kỹ một điểm này, quả nào cũng mọng nước không khô tép