Rơi nước mắt trước lá thư của đứa trẻ gửi cho người mẹ trên thiên đường sau khi bị bố đánh

( PHUNUTODAY ) - Nuôi con là công việc không hề dễ dàng, nhất là đối với những ông bố, bà mẹ đơn thân. Câu chuyện dưới đây khiến không ít bậc cha mẹ phải rơi nước mắt.

Bát mỳ ủ trong chăn…

Một buổi tối về đến nhà, chỉ hỏi han con trai vài câu, vì quá mệt mỏi, chẳng muốn ăn tối, cởi chiếc áo vest ra, ông bố đổ mình xuống giường.

Chính lúc đó, nước canh và mỳ sợi đổ ra ga giường. Hóa ra trong chăn có một bát mỳ ăn liền. 

Anh cầm cái mắc áo chạy ra ngoài vụt vào mông cậu con trai đang chơi đồ chơi. Con trai vừa khóc vừa nói:

– Cơm trong nồi … đã hết từ sáng rồi. Con … con sợ bố về đói nên nấu mì … nhưng bố dặn không được tự ý động đến bếp gas nên con mở vòi nước trong nhà tắm, lấy nước nóng để ủ mì.

– Hu .. hu … con ăn một bát, còn một bát để phần cho bố. Sợ mì nguội mất, con ủ nó vào trong chăn đợi bố về. Vì đang mải chơi món đồ chơi mượn của bạn nên bố về con quên bảo… Con xin lỗi…

Không muốn để con trai nhìn thấy mình rơi nước mắt, anh lao như bay vào nhà tắm. Vặn vòi nước ra, anh khóc lớn đau khổ.

Một lúc sau, mở cửa phòng con trai xem, anh thấy thằng bé không thay đồ đã ngủ thiếp đi, mặt mũi ướt nhèm nước mắt, tay còn cầm tấm ảnh của mẹ.

Từ đó, anh càng hết lòng chăm sóc con hơn. Khi con lên tiểu học không lâu, anh lại đánh nó một lần nữa.

Hôm đó thầy giáo gọi điện nói, con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, tìm con khắp nơi.

Vài tiếng sau, thấy con đang ngồi nhìn món đồ chơi điện tử ở trước cửa một tiệm đồ chơi, vậy là anh điên tiết đánh con trai. Thằng bé không giải thích một câu, chỉ nói con xin lỗi.

Những lá thư rơi nước mắt

Một năm sau, anh nhận được điện thoại của bưu điện cộng đồng nói con trai anh nghịch ngầm bỏ thư không viết địa chỉ vào hòm thư.

Hàng năm cứ đến cuối năm là lúc bưu điện bận rộn nhất nên chuyện này thật sự khiến họ rất đau đầu. Người bố lập tức chạy đến bưu điện nhận lại một bó thư “nghịch ngầm” đó.

Về đến nhà, anh vứt chồng thư trước mặt con trai nói: “Tại sao con lại nghịch ngợm như thế?” Thằng bé khóc trả lời: “Đây là thư con gửi cho mẹ.”

Mắt anh đỏ au tiếp tục hỏi con: “Tại sao một lần lại gửi nhiều thư thế?” Con anh trả lời: “Trước đây con muốn bỏ thử vào hòm thư nhưng vì con còn quá thấp nên không bỏ vào được. Giờ đã đủ cao nên con đem tất cả thư chưa gửi trước đây bỏ hết vào một lần.”

Nghe xong, người bố sững sờ không biết nên nói gì với con. Một lát sau, anh nói: “Giờ mẹ đang ở trên thiên đường. Sau này con viết thư cho mẹ thì đem đốt đi là mẹ nhận được.”

Khi con đã ngủ, anh mở những bức thư đó ra xem xem con mình muốn nói gì với mẹ. Trong đó có một bức thư thực sự khuấy động trái tim anh.

Mẹ yêu dấu!

Con rất nhớ mẹ. Mẹ, hôm nay ở trường có cuộc thi tài nghệ mẹ và con nhưng con không có mẹ nên không tham gia. Con cũng không nói với bố bởi sợ bố sẽ nhớ mẹ.

Kết quả bố đi khắp nơi tìm con. Vì muốn bố thấy con vui vẻ nên con cố ý ngồi trước món đồ chơi điện tử. Tuy bị bố mắng nhưng cuối cùng, con cũng không nói cho bố biết lý do.

Mẹ, ngày nào con cũng nhìn thấy bố thẫn thờ trước ảnh của mẹ. Con nghĩ bố cũng rất nhớ mẹ giống như con.

Mẹ, giờ con đã không nhớ nổi giọng của mẹ nữa. Mẹ, xin mẹ về trong giấc mơ của con, để con có thể nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ một lần nữa được không?

Nghe nói ôm ảnh người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì có thể mơ thấy người đó nhưng mẹ, tối nào con cũng làm vậy, tại sao mẹ vẫn không xuất hiện trong giấc mơ của con?

Đọc xong bức thư, bố cậu bé bật khóc. Anh không ngừng hỏi: Anh phải làm thế nào mới lấp được chỗ trống của vợ mình đây?

Thưởng - phạt trẻ như thế nào cho đúng cách?

Kết hợp sự nghiêm khắc và mềm mỏng

Theo các chuyên gia tâm lí, khen ngợi và trao thưởng sẽ tạo cho trẻ cảm giác thú vị, để trẻ hiểu rằng hành động và ứng xử như thế nào thì được cha mẹ khen. Còn những lời phê phán và hình thức phạt trẻ sẽ cung cấp thông tin về hành vi nào đó của trẻ khiến cha mẹ không hài lòng và chúng không được phép lặp lại. Do đó, khi thưởng hoặc phạt đều phải thích ứng với tình huống và cá tính từng trẻ. Trẻ càng nhạy cảm, mau nước mắt, càng cần tế nhị.

Khi dạy con, các phụ huynh phải nhất quán "trước sau như một". Cùng một việc làm, không thể lần này bị phạt, lần khác không phạt. Nếu bố phạt, mẹ dứt khoát không được phản đối trước mặt trẻ. Mức độ phạt và thưởng phải tăng dần. Nếu trẻ liên tục bị điểm xấu ở trường, cần phải xử lý ngày càng nghiêm khắc. Thế nhưng, nếu trẻ cố gắng sửa chữa khuyết điểm và học hành tiến bộ, thì cần chuẩn bị phần thưởng cho con.

Cha mẹ phải là "tấm gương" và có "uy" với con

Nếu đã phạt con vì chúng không nghe lời nhưng chúng vẫn thường xuyên mắc lỗi thì cần phải phạt. Nhưng bố mẹ cũng phải ngăn nắp, nếu không trẻ bị phạt sẽ ấm ức và không phục cha mẹ, dẫn tới có thái độ chống đối nếu lần sau cha mẹ nói lại vấn đề đó. Mặt khác, người lớn cần duy trì nếp sinh hoạt hàng ngày đúng theo những nguyên tắc mà bản thân đòi hỏi trẻ phải tuân thủ. Nên nhớ, tất cả trẻ em đều là "nhà quan sát" đặc biệt tinh tường.

Không nên hạ uy tín của người thứ hai cũng như bản thân

Trong gia đình, trẻ cần phải biết nghe cả lời bố và mẹ. Người mẹ không nên nói với con: "Đừng nghe bố, bởi bố không biết việc ấy bằng mẹ", hoặc "Hãy chờ bố về, mẹ sẽ cho biết tay!" Bằng cách đó, bạn đã vô tình hạ thấp bản thân.

Không nên phạt, cũng như thưởng cùng một việc

Nếu bố hoặc mẹ đã phạt hay tuyên dương con rồi, thì người kia không cần phải lên tiếng và ngược lại. Như vậy mới có tác dụng giáo dục con.

Không quá thổi phồng thành tích của trẻ

Nếu khen ngợi, dứt khoát phải thực lòng, không bao giờ theo kiểu "nói cho vui", vô căn cứ. Trẻ lập tức nhận ra sự dối trá trong lời khen không thực lòng và có thể cho rằng, lời nói người lớn không có giá trị.

Tác giả:

Tin nên đọc