Nhiều người quan niệm chỉ có người lớn mới mắc sỏi tiết niệu vì bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 35-60. Nhưng trên thực tế, trẻ em cũng mắc căn bệnh này.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi tiết niệu ở trẻ, thông thường là do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như: Rối loạn enzym, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria)...
Ngày nay, do trẻ em ăn thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động là những nguyên nhân làm hình thành nhanh sỏi thận, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.
Ngoài ra, các trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang... cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.
Khi trẻ khóc vì đau bụng, đừng nghĩ bé đau dạ dày
Trẻ em bị sỏi thận không phải là hi hữu, nhưng tin về bé gái Han Han, 3 tuổi, sống tại tỉnh An Huy, Trung Quốc bị sỏi thận kích thước 2cm đã làm cho nhiều phụ huynh ở đây giật mình lo lắng. Vốn là bé gái hiếu động và vui vẻ, bỗng một ngày tự nhiên kêu đau bụng, mỗi lúc một nặng thêm khiến bé liên tục quấy khóc.
Ban đầu, Bố mẹ Han nghĩ rằng bé chỉ nghịch hoặc vòi vĩnh trêu đùa nên không để ý và thường đánh lạc hướng để bé nín khóc.
Khi Han có triệu chứng khóc vật vã thì bố mẹ quyết định đưa bé đi khám vì nghi đau dạ dày. Sau nhiều lần kiểm tra một cách cận thẩn, bác sĩ thông báo kết quả mà bố mẹ bé "ngã ngửa" vì bất ngờ.
Theo Giáo sư Cố Hiểu Tiễn, Trưởng khoa Ngoại – tiết niệu, Bệnh viện Trung y tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, trẻ 3 tuổi mà bị sỏi thận với kích thước như vậy là khá lớn.
Trong trường hợp này cần phải được điều trị kịp thời, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng thận của trẻ trong tương lai.
Lối sống không lành mạnh là thủ phạm?
Trong quá trình điều trị cho bé Han, các bác sĩ đã phỏng vấn mẹ của bé để tìm hiểu nguyên nhân cũng như lấy thông tin nhằm đưa ra các lời cảnh báo sớm. Mẹ bé Han tiết lộ bé thường không thích uống nước, đôi khi cả ngày gần như không uống nước một lần nào. Bé lại rất hiếu động, chảy nhảy không ngừng nghỉ.
Bên cạnh đó, mẹ Han còn cho biết, vì tin rằng các loại Vitamin (đặc biệt là Vitamin C) bổ dưỡng nên thường cho con uống bổ sung theo cách tự mua về uống. Bác sĩ Cố Hiểu Tiễn phân tích, không uống đủ nước sẽ làm nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang, sinh ra cặn nước tiểu nhiều, gây ra sỏi.
Việc dư thừa quá nhiều lượng Vitamin C trong cơ thể đi kèm với thiếu nước là môi trường thuận lợi để tích tụ cặn, qua quá trình chuyển hóa, rất nhiều axit oxalic được bài tiết trong nước tiểu có nguy cơ hình thành sỏi.
Khi bé vận động nhiều, nhiệt độ tăng lên, đổ mồ hôi nhiều, nếu uống nước không đủ, thì tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận là khá cao và phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tạo thói quen cho trẻ uống nước kể cả khi không khát. Trường hợp bé Han là ví dụ để các bậc cha mẹ nên để ý hơn đến việc cho trẻ uống nước đủ tùy vào thể trạng và nhu cầu tối thiểu của trẻ.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Người phụ nữ đã khiến 6 vị hoàng đế "mê mẩn" thực hư là ai?
-
9 điều có thể bạn chưa biết về sổ hộ khẩu
-
Có thực phẩm này trong nhà cả gia đình bạn suốt đời không mắc ung thư, sỏi thận và béo phì
-
Thói quen ch.ết người khi hạ sốt mà tới 90% người Việt mắc phải cần bỏ gấp
-
Hé lộ những thông tin đầu tiên về đám cưới của Song Joong Ki và Song Hye Kyo khiến fan không khỏi thất vọng!