Bộ phim truyền hình "Sống chung với mẹ chồng" đang nhận được sự chú ý theo dõi rất lướn từ khán giả, đặc biệt là khi bộ phim đang đi đến những tập cuối cùng, gợi mở một cái kết có hậu như mong đợi.
Được biết, đây là tác phẩm phóng tác từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Trung Quốc Phù Thủy Dưới Đáy Biển (tên thật là Giả Hiểu). Khi thực hiện ở Việt Nam, bên cạnh việc tôn trọng nguyên tác khi xây dựng mối quan hệ căng thẳng, gay gắt, những mâu thuẫn không thể hóa giải giữa mẹ chồng - nàng dâu, đạo diễn Vũ Trường Khoa cũng chủ động cải biên, thay đổi một vài tình tiết để phim bớt khốc liệt so với bản gốc cũng như phù hợp với đời sống tam lý của người Việt Nam. Phần lớn khán giả bày tỏ sự khen ngợi về diễn xuất của diễn viên cũng như cách đẩy mạch phim đến cao trào của đạo diễn và biên kịch.
Tuy vậy, "Sống chung với mẹ chồng" vẫn bị nhiều khán giả truyền hình chê là "thiếu nhân văn", "thông điệp mơ hồ, không ý nghĩa" hay "không thực tế và có chút quá đà" vì phim không có được một nhân vật tử tế. Các tuyến nhân vật chính đều "sứt mẻ" về nhân cách hoặc có khía cạnh chưa phù hợp với cuộc sống hiện đại. "Sống chung với mẹ chồng giống như một bức tranh buồn dài 32 tập. Phim không có nổi một nhân vật hoàn hảo về tính cách, đạo đức để người xem học hỏi. Với những kịch bản như thế này, dù gây bão, cũng nên hạn chế thực hiện" - một khán giả nêu quan điểm.
"Phóng đại" hình ảnh người mẹ chồng phong kiến
Bà Phương (NSƯT Lan Hương) có lẽ là một trong những nhân vật bị ghét nhất trong "Sống chung với mẹ chồng". Bà mẹ chồng tai quái này được cho là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của Vân và Thanh tan vỡ. Không chỉ khó tính, xét nét và có phần can thiệp thô bạo vào đời sống riêng của vợ chồng con trai, bà Phương còn cư xử như "người vô học" với chính mẹ chồng bà như lời ông Phương - chồng bà nói.
Trong tất cả các mối quan hệ của Vân, từ gia đình thông gia, bạn bè đến cả công việc, bà Phương đều có những hành động "thái quá" và không tôn trọng. Bà nhắc nhở con dâu, nếu không có việc quá quan trọng thì nên hạn chế làm việc ở nhà vì tốn điện, tiền điện cao; bà tự ý lục lọi đồ trong phòng riêng của vợ chồng Vân hay can thiệp cả vào chuyện sinh hoạt vợ chồng của Vân và Thanh khi nói bóng gió "tốt mái thì hại trống chứ được cái gì",... Tất cả đều khiến khán giả nhận xét là có phần "phóng đại", không phù hợp với thực tế cuộc sống hiện đại.
Đặc biệt, cảnh bà Phương ném 350 triệu đồng mà bà vay của con dâu xuống đất, sỉ nhục gia đình con dâu là nói dối việc em trai Vân bị tai nạn để đòi tiền bà và vu oan cho Vân đánh mình gần như là đỉnh điểm trong sự "sứt mẻ" nhân cách của một người mẹ chồng.
Sự tai quái của bà Phương đã nhận không ít phản hồi bất bình trên mạng xã hội. Và như một diễn biến tâm lý tự nhiên, số đông khán giả đang chờ đợi bà Phương bị "quả báo" khi rước Diệp - một nàng dâu mưu mô, thủ đoạn và ghê gớm về nhà.
Ngoài bà Phương - một bà mẹ chồng để các nàng dâu phải khiếp sợ - phim còn xây dựng hình ảnh một bà mẹ chồng phong kiến, cổ hủ, trọng nam khinh nữ là mẹ của Tùng. Ở những tập đầu, bà Điều (diễn viên Minh Phương) khiến nhiều người xem thương cảm nhưng càng về sau lại càng vấp phải chê trách, bất bình.
Bà Điều thường xuyên ép con dâu đi siêu âm để biết trai hay gái. Khi Trang sinh, bà cũng thở dài khi biết mình chưa có cháu đích tôn. Bà luôn cho rằng, cách chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của mình là tốt nhất mà chưa bao giờ lắng nghe và thay đổi. Đỉnh điểm của sự thiếu nhân văn ở nhân vật này là ép vợ chồng Tùng - Trang sinh thêm con khi mà cô con gái đầu của cặp vợ chồng còn quá nhỏ. Và bằng mọi giá phải là con trai nếu không thì "nhà mình vô phúc".
Sự hiền lành, chất phác của một bà mẹ thôn quê mộc mạc gần như mất điểm hoàn toàn trong cảm nhận của khán giả với tư tưởng phong kiến nặng nề.
Hình ảnh nàng dâu tiêu cực
Ngoài những bà mẹ chồng thiếu nhân văn, Sống chung với mẹ chồng còn xây dựng hình tượng những nàng dâu tiêu cực. "Cuộc chiến" mẹ chồng - nàng dâu trên màn ảnh bỗng trở nên cân sức, "kẻ tám lạng người nửa cân", khán giả không thể bênh vực ai trọn vẹn.
Bà Phương quái ác nhưng Minh Vân cũng là nàng dâu không vừa. Không tinh tế trong cách ứng xử đã đành, Vân còn luôn coi mẹ chồng như một người ngoài đúng nghĩa.
Ngoài những bà mẹ chồng thiếu nhân văn và mang nặng sự phong kiến, "Sống chung với mẹ chồng" còn xây dựng hình tượng những nàng dâu tiêu cực. "Cuộc chiến" mẹ chồng - nàng dâu trên màn ảnh bỗng trở nên cân sức, "kẻ tám lạng người nửa cân" khiến khán giả không thể bênh vực ai trọn vẹn.
Thực tế, bà Phương là một bà mẹ chồng tai quái và xét nét nhưng Minh Vân (Bảo Thanh) cũng là nàng dâu "không vừa". Không tinh tế trong cách ứng xử đã đành, Vân còn luôn coi mẹ chồng như một người ngoài đúng nghĩa.
Trong những cuộc trò chuyện với chồng, cô thường gọi bà Phương là “mẹ anh”; nói chuyện với bố mẹ đẻ hay với Trang thì gọi là "bà ấy", "bà ta",... Không dừng lại ở đó, Vân thậm chí còn cãi nhau tay đôi với mẹ chồng, thường xuyên mỉa mai cùng như tỏ thái độ ra mặt và sẵn sàng "phản pháo" bất kỳ điều gì bà Phương nói mà không vừa lòng cô.
Vân đi làm từ sáng đến tối mịt mới về nhà, công việc nhà và ngay cả bữa cơm gia đình Vân cũng chưa bao giờ chăm lo. Cô động vào bất kỳ việc nhà nào cũng thể hiện sự vụng về, đểnh đoản đến khó chấp nhận. Đến bữa cơm gia đình, Vân cũng không đỡ đần mẹ chồng được chút ít. Hễ giận dỗi bất kỳ điều gì là Vân lại bỏ lên phòng, mặc kệ bố mẹ chồng và chồng dưới nhà chờ cơm. Còn lại mỗi việc rửa bát sau bữa ăn, Vân cũng tị nạnh và bắt chồng phải làm cùng cô. Với một người mẹ chồng không mang những nếp nghĩ hiện đại và con trai chiếm vị trí độc tôn trong bà như mẹ chồng Vân thì thật khó để bà chấp nhận, yêu thương và hòa thuận được với cô.
Trên mạng xã hội, không ít khán giả đã chuyển từ bênh vực sang chê trách Minh Vân vì cách ứng xử không chỉ thiếu tinh tế mà còn tỏ ra hỗn xược với mẹ chồng. Ngay cả nhân vật chính của phim, phải chịu khá nhiều đau khổ và ấm ức song hình ảnh một nàng dâu Minh Vân "sứt mẻ" trong việc đối nhân xử thế cũng như trong tính cách của cô khiến nhiều khán giả không thể thông cảm, ủng hộ và học hỏi.
Bên cạnh đó, nhân vật Trang (Thu Quỳnh) - bạn thân của Vân - còn được khắc họa tiêu cực hơn, một người thuộc mẫu phụ nữ luôn có định kiến với mẹ chồng. Để được ra ở riêng và không phải sống chung với bà Điều, Trang đã thuê thầy bói phán rằng cô và mẹ chồng không hợp nhau.
Khi bà Điều lên chăm con dâu đang ốm nghén, cô luôn tỏ ra khó chịu, cau có và không bằng lòng. Trang cũng năm lần, bảy lượt tìm cách đuổi mẹ chồng về quê. Khi bé Đậu Phộng bị bắt cóc, Trang không ngừng chửi bới mẹ chồng, thậm chí còn dọa giết bà nếu như không tìm thấy con gái. Cuối cùng, bà Điều cũng phải chọn cách về quê.
Đáng nói hơn, phim của đạo diễn Vũ Trường Khoa xây dựng hình ảnh những cô con dâu, bất kể khi nào ngồi với nhau là nói xấu mẹ chồng. Và "bà ta" là từ phổ biến nhất mà Trang và Vân dùng mỗi khi nhắc đến người sinh ra chồng mình, tư tường "mẫu số chung của các bà mẹ chồng là sup-per-soi" đã khiến các nàng dâu không thể trở nên hoàn hoàn trong mắt khán giả mặc dù cả Trang và Vân đều gặp những áp lực rất lớn từ phía mẹ chồng.
"Phim dường như đang ngày càng tiêu cực qua việc xây dựng hình ảnh cả 3 người con dâu đều thù ghét và hỗn láo với mẹ chồng. Trong một xã hội có truyền thống 'kính trên nhường dưới', cách xây dựng này không thích hợp” - một khán giả bình luận trên mạng xã hội.
Hình ảnh những người chồng nhu nhược
Nhiều khán giả truyền hình nhận xét rằng "Sống chung với mẹ chồng không có nổi một nhân vật tử tế" vì đến những người chồng trong phim cũng nhu nhược, thiếu quyết đoán và tỏ ra bất lực trong việc giải quyết căng thẳng giữa mẹ và vợ.
Thanh (Anh Dũng) vô cùng yêu vợ nhưng lại nghe mẹ như một cậu con nít. Thanh luôn thể hiện mình như đứa trẻ chưa chịu trưởng thành. Nhân vật này gần như không tự quyết được bất cứ việc gì nếu không có sự thúc giục của vợ và sự chỉ đạo của bà Phương. Bất kỳ mối bất hòa hay mâu thuẫn nào giữ Vân và bà Phương, Thanh chưa bao giờ đưa ra được ý kiến của mình. Anh chỉ biết nhăn nhó, rồi tỏ vẻ đáng thương quay ra hết người này đến người nọ xin họ bớt lời.
Không dừng lại ở đó, Thanh còn được xây dựng đúng nghĩa là người đàn ông vũ phu. Thanh ít nhất đã ba lần đánh vợ, trong đó hai lần khiến Vân ngã khụy xuống đất, chảy máu mồm, thâm tím mặt mũi. Đến chuyện bà Phương gán ghép Diệp cho Thanh ngay khi Vân vừa bỏ đi, anh cũng không dám phản kháng. Anh vội vàng tin vào sự tốt đẹp, thân thiện và chân thành của Diệp mà rơi ngay vào cái bẫy Diệp giăng ra. Cũng không dám phản đối và cũng không tìm cách giải quyết, Thanh lại nghe mẹ, lấy Diệp làm vợ. Đến khi Thanh và Vân người đã ly hôn, anh lại tỏ ra yếu đuối, khóc lóc, gọi điện xin Vân quay lại. Tính cách của nhân vật khiến không ít người xem ngao ngán.
Không đến mức nhu nhược như Thanh, nhưng sự bất lực của ông Phương và Tùng trong việc giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu cũng là khía cạnh đáng lưu tâm.
Tính cách "dĩ hòa vi quý", "giơ cao đánh khẽ" của ông Phương không thay đổi được sự khép kín, ít va chạm với cuộc sống bên ngoài của bà Phương và cũng chẳng làm con dâu nể phục. Tương tự, Tùng - chồng Trang cũng là một nhân vật "ba phải", không có chính kiến khiến không ít người xem ức chế.
Có lẽ chính vì vậy mà không ít khán giả than phiền về việc không học được gì sau khi xem "Sống chung với mẹ chồng" vì các nhân vật chính trong phim đều "sứt mẻ" về tính cách, thậm chí thiếu sự tử tế. Khán giả đang mong đợi một cái kết có hậu của bộ phim khi Sơn (Việt Anh) hiện đang được xem là nhân vật hoàn hảo mang lại luồng gió hoàn toàm mới cho một bức tranh buồn dài 32 tập của "Sống chung với mẹ chồng".
Tác giả: Phạm Nguyễn Ngọc Trang
-
'Sống chung với mẹ chồng' tập 30: Minh Vân gặp 'mẹ chồng mới' ghê gớm hơn bà Phương?
-
"Sự thật" vợ Chu Đăng Khoa giàu có khiến nhiều người ngưỡng mộ cỡ nào?
-
Hari Won xích mích với quản lý khi nói cô "rẻ tiền"
-
Quán quân The Voice Việt - Vũ Thảo My bị tai nạn
-
Sau khi bị từ chối lời cầu hôn Vũ Hoàng Việt làm điều "bí mật" cho bạn gái