Mọi người đều đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên
Cho dù mọi người có đáng yêu, tốt bụng và quan tâm đến người khác như thế nào thì họ vẫn sẽ đặt lợi ích cá nhân của mình lên đầu tiên. Trong công việc, thậm chí, những vị sếp tâm lý nhất cũng không thể tự nhận ra được việc họ đã vô tình giao quá nhiều công việc nếu bạn không lên tiếng.
Hầu hết, mọi người thường yêu cầu nhiều hơn những thứ bạn có thể đáp ứng. Vì vậy, hãy cố gắng thiết lập giới hạn của riêng bạn và để những người xung quanh biết về giới hạn đó. Một người can đảm sẽ không ngần ngại nói "không" để từ chối hay sẵn sàng lên tiếng khi cần thiết. Họ biết rằng chỉ có họ mới có thể giúp được bản thân mình và không thể trông đợi ai khác làm việc đó cho họ.
Bạn thường bào chữa cho chính mình
Suốt cuộc đời, bạn có thể đổ lỗi cho thế giới hoặc người khác rằng bạn không có đủ thời gian, tiền bạc, năng lượng hay nguồn lực để thực hiện mục tiêu của mình. Và, bạn biết không, một sự thật nghiệt ngã rằng mỗi người trên thế giới này đều có ít nhất một lý do hoàn hảo để biện minh tại sao họ không sống như điều họ muốn.
Những người thành công trong cuộc sống không tìm lời bào chữa. Họ tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại thay vì bị đánh gục. Đó là lý do tại sao họ luôn thành công trong cuộc sống.
Bạn không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người
Sự thật là bạn sẽ không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người. Dĩ nhiên, bạn có thể thử nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công. Sẽ luôn có một ai đó không tán thành con đường mà bạn đã chọn. Vì vậy, hãy nhớ quyền quyết định là của chính bạn và hãy can đảm theo đuổi những gì bản thân cho là đúng. Nên nhớ rằng, vị thẩm phán duy nhất bạn cần làm hài lòng trong cuộc sống này là chính bạn.
Cảm xúc có tính lan truyền
Giống như virus, cảm xúc có thể “lây” từ người sang người. Dù bạn đang tương tác với một nhóm hay chỉ với một người, bạn đều có thể “lây” và bị “lây” cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân của việc này có liên quan đến quá trình tiến hóa: loài người thường tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta sống theo bầy đàn và thường có khuynh hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.
Chẳng hạn, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương. Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý. Bạn không tin ư? Hãy nói chuyện với một người lớn tuổi và để ý xem giọng điệu và cách diễn đạt của bạn có chậm đi theo nhịp của người ấy không nhé.
Thú vị hơn cả, trong thời đại 4.0 như hiện nay, cảm xúc không chỉ “lây” khi bạn trực tiếp trò chuyện cùng đối phương. Một nghiên cứu từ Facebook và trường Đại học Cornell đã chứng minh rằng lan truyền cảm xúc còn xảy ra thông qua mạng xã hội. Từ đó có thể thấy, chúng ta có sự kết nối cảm xúc với nhau rất sâu sắc.
Có tất cả 8 loại cảm xúc cơ bản
Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tâm trạng của chúng ta có thể nằm trọn trong một loại cảm xúc hoặc bị chi phối bởi nhiều cảm xúc khác nhau.
Để minh hoạ dễ hiểu hơn, Robert Plutchik, tiến sĩ tâm lý người Mỹ, đã vẽ ra Bánh xe cảm xúc giúp ta hình dung được vô vàn những cảm xúc khác nhau là sự kết hợp của 8 loại cảm xúc này. Các loại cảm xúc sẽ được chia thành 3 cấp độ tăng dần khi vào gần tâm, và khi hai cảm xúc gần nhau sẽ tạo ra một hỗn hợp cảm xúc mới. Ví dụ, như “Tình yêu” sẽ được tạo từ cảm xúc “Vui vẻ” và “Tin tưởng”, trong khi “Sự khinh rẻ” sẽ là kết hợp giữa “Giận dữ” và “Chán ghét”.
Không có cảm xúc tốt cũng như cảm xúc xấu
Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc Vui vẻ hẳn phải tốt hơn Buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.
Ví dụ, đứng trước một điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ vui vẻ nếu như đạt được điều bạn mong muốn, và sẽ buồn bã nếu vuột mất nó. Tuy nhiên, đặt lại vấn đề, nếu bạn không cảm thấy buồn khi vuột mất điều gì đó, thì làm sao bạn có thể cảm nhận được sự vui sướng khi đạt được điều mình muốn. Thực tế, hai cảm xúc trái ngược nhau này là hai mặt thiết yếu của một nhu cầu.
Mọi cảm xúc trong chúng ta đơn giản là một tín hiệu truyền tải thông điệp từ não bộ đến các cơ quan. Kể cả những cảm xúc gây khó chịu cho ta như Sợ hãi, Giận dữ hay Buồn bã cũng có chức năng riêng của chúng. Vậy chức năng của cảm xúc là gì?
Cuộc sống có nhiều sự thật phũ phàng nhưng nó giúp cho bạn tỉnh táo hơn, nhìn nhận vấn đề của bản thân tốt hơn. Hãy lắng nghe cảm xúc của chính mình, hãy chấp nhận và đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống này theo cách tự nhiên nhất, bạn nhé!
Tác giả: Mộc
-
5 bước ''nhỏ những có võ'' khiến đàn ông đổ gục trong 60 giây
-
Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, phụ nữ muốn hết khổ phải làm được điều này
-
Đàn bà có 3 điểm này dù xinh đẹp đến mấy thì yêu ai, cưới ai cũng không được hạnh phúc
-
Bí thuật giao tiếp giúp bạn thăng tiến nhanh như diều gặp gió
-
5 điều đơn giản nhưng lại là "bùa yêu" trói chặt tim chàng ngay từ lần đầu gặp mặt