Tại sao khi bật điều hòa lên phòng lại có mùi khó chịu? Cách làm phòng thơm mát tự nhiên

( PHUNUTODAY ) - Khi bật điều hòa, trong phòng có mùi khó chịu là vấn đề nhiều gia đình phải đối mặt.

Theo các chuyên gia, có bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điều hòa phát ra mùi khó chịu khi hoạt động. Ngày nay, điều hòa dường như là thiết bị không thể thiếu trong các gia đình vào những ngày hè nóng bức.

Tuy nhiên, nhiều gia đình gặp phải tình trạng phòng có mùi lạ khi bật điều hòa, mùi này không chỉ khó chịu mà còn gây khó thở. Vậy, tại sao tình trạng này lại xuất hiện?

Tại sao khi bật điều hòa lên trong phòng lại có mùi khó chịu?

Theo các chuyên gia, có bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điều hòa có mùi khó chịu khi hoạt động.

1. Bên trong điều hòa không sạch

Sau một thời gian sử dụng, màng lọc và dây đồng của điều hòa sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn. Khi bật điều hòa, lượng bụi này sẽ tạo ra mùi hôi, lan tỏa vào không khí trong phòng. Ngoài ra, hơi ẩm tích tụ bên trong dàn lạnh khi tắt điều hòa mà không được sấy khô có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc, gây ra mùi mốc tự nhiên khi thiết bị hoạt động trở lại.

Sau một thời gian sử dụng, màng lọc và dây đồng của điều hòa sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn.

2. Khí gas của điều hòa có vấn đề

Khí gas gặp vấn đề cũng có thể là nguyên nhân khiến hơi lạnh của điều hòa có mùi hôi khó chịu. Đường dẫn khí gas bị hở, gây rò rỉ hoặc hòa trộn với dầu làm lạnh, tạo ra mùi hôi khó chịu, thậm chí là mùi hăng.

3. Đường ống thải điều hòa bị tắc nghẽn

Nếu không được vệ sinh thường xuyên, đường ống thải của điều hòa sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn và vi trùng, thậm chí có thể có sinh vật lạ chết hoặc mắc kẹt.

Khi nước thải từ điều hòa không thể thoát ra ngoài, nó sẽ dồn ứ lại, dẫn đến mùi khó chịu. Trường hợp này thường xảy ra ở các gia đình có đường ống thải đặt ở khu vực nhiều cây cối và ít được kiểm tra.

Khi nước thải từ điều hòa không thể thoát ra ngoài, nó sẽ dồn ứ lại, dẫn đến mùi khó chịu.

4. Đối lưu không khí trong nhà kém

Vào mùa hè, nhiều người lo lắng khí lạnh thoát ra ngoài làm phòng không mát và tốn điện, nên đóng kín cửa ra vào và cửa sổ. Điều này làm không khí trong nhà không được lưu thông, gây bí bách, ngột ngạt. Vi khuẩn có hại bám vào các vật dụng trong nhà cũng tăng lên, làm ô nhiễm không khí. Nếu trong nhà có rác thải hoặc vật dụng bốc mùi hôi, khi bật điều hòa, mùi này có thể lan rộng khắp nhà.

Làm thế nào để giảm sự xuất hiện của mùi hôi khi bật điều hòa?

Vệ sinh điều hòa định kỳ

Việc vệ sinh điều hòa định kỳ là rất cần thiết, đặc biệt trước mùa hè nóng bức. Bạn nên làm sạch tấm lưới lọc, bộ tản nhiệt và cả vỏ ngoài của điều hòa. Nếu không biết cách vệ sinh đúng, hãy nhờ sự hỗ trợ của thợ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo thiết bị được làm sạch tối ưu và kéo dài tuổi thọ.

Bật điều hòa trước, sau đó đóng cửa

Đừng đóng kín cửa rồi mới bật điều hòa. Thay vào đó, hãy bật điều hòa cho thiết bị hoạt động khoảng 10-15 phút trước khi đóng cửa để giữ khí lạnh. Cách này giúp loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn và mùi hôi ra khỏi phòng, giảm tình trạng mùi hôi tích tụ. Khi bật điều hòa lâu, hãy mở cửa sổ thường xuyên để thông gió, nên mở cửa sổ từ 5 đến 10 phút sau mỗi 4 giờ hoạt động của điều hòa.

Đặt một chậu nước trong nhà để hỗ trợ thông gió

Bật điều hòa lâu ngày có thể làm không khí trong nhà bị khô, gây ảnh hưởng xấu đến da, mắt và đường hô hấp. Đặt một chậu nước trong nhà sẽ giúp giữ ẩm và hỗ trợ lưu thông không khí. Bạn có thể thêm một ít dầu gió hoặc giấm trắng vào chậu nước để khử mùi hôi. Hoặc, nhỏ vài giọt dầu gió vào miếng urgo rồi dán lên cánh quạt điều hòa để lan tỏa hương thơm khắp phòng.

Giữ vệ sinh trong nhà

Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác ướt từ nhà bếp, cần được dọn dẹp kịp thời. Mùa hè nhiệt độ cao, nếu rác không được dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi và thu hút côn trùng, làm tăng hàm lượng vi khuẩn trong không khí. Giữ gìn vệ sinh, dọn rác kịp thời để hạn chế các nguồn gây mùi hôi.

Trồng cây xanh

Bạn có thể trồng vài cây xanh trong nhà để hấp thụ mùi hôi, thanh lọc không khí và hấp thụ các loại khí độc như formaldehyde và xylene. Một số loại cây nên trồng trong nhà bao gồm trầu bà lá xẻ, cây cảnh họ cọ, cỏ đồng tiền, và nha đam.

Tác giả: Quỳnh Trang