Từ xưa tới nay, xã hội luôn có sự phân tầng giàu nghèo rõ rệt. Đó là quy luật vận động không thể tránh khỏi trước biến động của kinh tế, xã hội và tư duy của mỗi người.
Theo kết quả thực nghiệm của các nhà tâm lý học, phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình, không thích kết giao với người có thu nhập thấp hơn quá nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là ở 2 điều sau.
Sự kiên cố hóa giai cấp
Từ xa xưa đến nay, xã hội đã được chia thành nhiều giai cấp. Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.
Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.
Mặc dù họ sống cuộc sống hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ cần không làm phiền nhau thì họ đều có thể yên tâm. Tuy lối sống khác nhau nhưng họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong môi trường riêng của mình.
Nhưng đằng sau hoàn cảnh tưởng chừng như hài hòa ấy lại ẩn chứa một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đó là vấn đề kiên cố hóa giai cấp. Nghĩa là khó vượt qua những rào cản của giai cấp.
Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng lớp đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù các cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng nỗ lực của chính mình và phá bỏ xiềng xích của sự phân chia, nhưng vẫn khá khó khăn.
Xét từ góc độ xã hội học, hiện tượng cố định giai cấp trong xã hội rõ ràng thì tình hình xã hội ổn định. Những người sống thu nhập thấp hơn khó vươn tới tầm cao mới sẽ dần dần thích nghi với hiện tại.
Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp. Nói cách khác, có rất ít chủ đề chung giữa 2 bên.
Quan điểm khác biệt
Sự khác biệt của người giàu và người nghèo không chỉ ở cải vật chất, mà còn về mặt tư duy.
Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn. Dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, họ có nhiều khả năng thành công hơn.
Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
Nhưng cũng cần biết rằng, mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Người già ở thành phố không thích người khác đến thăm nhà: Đây là 3 lý do rất khôn ngoan
-
5 loại người dù làm lụng cả đời vẫn hoàn nghèo: Kiểu đầu tiên chiếm tới 90%
-
Một đứa trẻ có 3 ''tính xấu'' sau, lúc nhỏ thì nghịch ngợm nhưng lớn lên lại dễ thành công
-
Người ngoại tình về già có phải trả giá? Người đàn ông không chung thủy chia sẻ thật
-
''Vua pha lê'' Tào Đức Vương: Muốn đổi mệnh 2 ''quân cờ'' phải có, siêng năng chỉ mới đủ cơm ăn, áo mặc