Trong tổng số 51,7 triệu dân Hàn Quốc (ước tính năm 2024), có đến 25% (khoảng 12 triệu người) có họ là Kim. Xếp thứ hai là họ Lee và họ Park (hoặc Pak) đứng thứ ba. Tổng cộng có khoảng 45% người Hàn Quốc mang một trong ba họ này. Đây là lý do phim truyền hình Hàn Quốc nào cũng có ít nhất vài thư ký Kim hoặc trưởng phòng Park, hoặc giám đốc Lee. Nhưng tại sao người Hàn Quốc mang họ Kim lại nhiều đến như vậy? Và việc tập trung phần lớn dân cả nước vào 3 họ này có liên quan với nhau không?
Câu trả lời nằm ở ý nghĩa lịch sử của nhà Kim. Triều đại Silla (57 TCN–935 CN) do vương tộc họ Kim (có nghĩa là “vàng”) cầm đầu và đã chiến đấu, liên minh với các quốc gia khác trên bán đảo Triều Tiên và cuối cùng thống nhất hầu hết Triều Tiên vào năm 668. Vương tộc họ Kim này đã cai trị Silla trong 700 năm. Trong nhiều thế kỷ ở Hàn Quốc, họ Kim rất hiếm do chỉ là họ của hoàng gia và tầng lớp quý tộc. Tình trạng này kéo dài cho đến khi việc cấp họ thành dấu hiệu được nhà vua sủng ái trong triều đại Goryeo (935–1392). Sau đó, vào cuối triều đại Joseon (1392–1910), một số thường dân lấy họ này vì lợi ích kinh tế và xã hội. Ngoài ra, sau khi hệ thống giai cấp bị bãi bỏ vào năm 1894, thực dân Nhật Bản buộc người Hàn Quốc phải lấy họ để dễ bề quản lý. Lúc này người dân thường chọn tên của những gia tộc cao quý như họ Kim, họ Lee hay họ Park đặt làm họ của mình.Đơn vị cơ bản của hệ thống thân tộc truyền thống Hàn Quốc là thị tộc, hay bongwan, một nhóm có họ biểu thị nguồn gốc địa lý chung. Vì vậy, những người Kim khác nhau có thể theo dõi dòng dõi của họ đến những nơi khác nhau, đáng chú ý nhất là Gimhae. Thành phố phía đông nam này là nơi sinh của Kim Su-Ro, người được công nhận là người gốc Kim và là người sáng lập (42 CN) của Gaya, một vương quốc cổ đại khác của Hàn Quốc. Có khoảng 300 gia tộc Kim khác, bao gồm cả những người có nguồn gốc từ Kyungju, Andong và Gwangsan.
Vậy có phải tất cả người Hàn Quốc có cùng họ đều được coi là có quan hệ họ hàng với nhau không? Ngày nay, nguồn gốc của các thị tộc ở Hàn Quốc khá xa xôi nên những người có nguồn gốc tổ tiên ở các làng khác nhau được coi là đủ điều kiện để kết hôn với nhau. Rất lâu trước đây đã có luật cấm kết hôn giữa những người có cùng họ và nguồn gốc tổ tiên. Tuy nhiên, vào năm 1997, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng luật này không còn phù hợp và bộ luật dân sự đã được sửa đổi vào năm 2005 để chỉ cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng gần gũi chứ không cấm kết hôn giữa hai người có cùng một họ nữa.
Tác giả: Thảo Linh
-
Tỉnh nào có nhiều người đỗ đạt Tiến sĩ nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam?
-
Góc khuất chốn hậu cung: Vì sao phi tần ăn ngon mặc đẹp vẫn đoản mệnh?
-
Cuộc đời bi kịch của công chúa Việt làm vợ 2 vua đối địch
-
8 dự đoán không thể ngờ trong quá khứ đã trở thành sự thật trong thế giới ngày nay
-
Ngôi làng nhiều gái đẹp nhất Việt Nam: Là con cháu cung tần mỹ nữ xưa người "đẹp như tranh"