Vị hoàng đế lên ngôi lúc 1 tuổi là minh quân tài giỏi: Bị sát hại lúc 18 tuổi gây tiếc nuối

17:42, Thứ năm 04/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong lịch sử Việt Nam, Lê Nhân Tông là vị vua lên ngôi sớm nhất khi mới 1 tuổi. Tuy tuổi nhỏ nhưng tài cao, ông được đánh giá là một vị minh quân, có công lớn trong sử Việt

Lê Nhân Tông - Một đấng minh quân tài, đức vẹn toàn

Lê Nhân Tông (1441 - 1459) có tên húy là Lê Bang Cơ, là con trai của vua Lê Thái Tông và bà Nguyễn Thị Anh. Năm một tuổi, ông đã được lập làm Hoàng thái tử. Thời điểm đó, vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, vua Lê Thái Tông đột ngột bị qua đời vào ngày 4/8/1442. Sau đó 4 tháng, Lê Bang Cơ được các đại thần trong triều như Trịnh Khả, Lê Thụ, Nguyễn Xí đưa lên ngôi. Thời điểm này, vị vua nhỏ chỉ mới một tuổi sáu tháng. Ông chính là vị vua lên ngôi sớm nhất lịch sử Việt Nam và cũng là vị hoàng đế thứ ba của Hoàng triều Lê nước Đại Việt.

Lê Nhân Tông - Một đấng minh quân tài, đức vẹn toàn

Lê Nhân Tông - Một đấng minh quân tài, đức vẹn toàn

Vì lên ngôi lúc hơn một tuổi, dĩ nhiên ông không thể một mình gánh vác giang sơn. Nguyễn Thị Anh, mẹ của vua được tôn làm Hoàng thái hậu đã phải buông rèm nhiếp chính và quyết đoán việc nước. Theo Đại Việt thông sử, các đại thần đã dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính nhưng bà một mực từ chối không chịu nhận. Quần thần dâng biểu đến lần thứ tư, bà mới nhận lời. Năm Lê Nhân Tông lên mười hai tuổi, lúc này ông mới chính thức được nắm quyền lực trong tay, lo chuyện chính sự, khi đó Hoàng thái hậu lui về hậu cung.

Sử sách mô tả Lê Nhân Tông là một vị hoàng đế đức độ, coi trọng Nho học, đặc biệt không đam mê tửu sắc và biết nghe can gián. Nước Đại Việt dưới triều đại của ông đã giữ được sự ổn định cao, cả kinh tế và giáo dục có sự đổi mới mạnh mẽ, đường xá, cầu cống cũng được xây mới, nông nghiệp phát triển. Đại quân của nhà Lê còn đánh bại được vua Chiêm là Bí Cai và sáp nhập xứ Bồn Man vào Đại Việt, giúp mở mang bờ cõi.

Ngoài ra, ông còn ra chính sách giảm sưu thuế, ban thưởng cho công thần, tiêu diệt thảo khấu, loạn đảng, giúp bình định ngoại bang… Những điều ông làm được khiến triều thần kính nể, nhân dân no ấm, đất nước phồn vinh, phát triển. Ông còn khoan dung độ lượng với các công thần khai quốc nhưng lại lỡ có tội và bị xử tử trước đây. Ông đã ra nhiều chiếu chỉ biểu dương công lao của họ, hoặc trả lại của cải cũng như ruộng đất cho con cháu họ.

Ngoài việc ân xá, trong thời gian trị vì đất nước, Lê Nhân Tông đã cho đúc tiền Diên Ninh vào năm 1454. Ông còn sai Phan Phu Tiên soạn bộ Đại Việt sử ký từ thời Trần Thái Tông đến khi người Minh về nước vào thời điểm năm 1455. Ngoài ra, ông còn xuống lệnh khuyến khích nông nghiệp, miễn giảm thuế khóa rất nhiều cho những người nông dân.

Thời gian trị vì của Lê Nhân Tông ngắn ngủi

Sự ra đi bất ngờ của vua Lê Nhân Tông ở năm 18 tuổi để lại nhiều đau xót và cả tiếc nuối.

Sự ra đi bất ngờ của vua Lê Nhân Tông ở năm 18 tuổi để lại nhiều đau xót và cả tiếc nuối.

Có thể nói Lê Nhân Tông là một trong những vị vua anh minh hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông cũng là vị vua tài đức vẹn toàn và rất được lòng dân. Tuy nhiên, vị vua nhân đức này lại không sống được lâu. Ông bị sát hại trong binh biến đoạt ngôi vị năm 1459, điều này khiến bá quan và dân chúng không khỏi xót thương, oán thán.

Lê Nghi Dân tuy là con trưởng của vua Lê Thái Tông và bà Dương Thị Bí nhưng không được chọn làm thái tử sinh ra oán hận. Khi Bang Cơ nối ngôi, ngôi vị hoàng tộc đến đó coi như định đoạt xong. Nhưng Lê Nghi Dân vẫn ngấm ngầm nuôi ý khác. Theo Việt sử giai thoại, Lê Nghi Dân đã tập hợp hơn một trăm thủ hạ thân tín. Ông còn có một số nội ứng trong triều là Lê Đắc Ninh, Phạm Đồn, Phạm Ban và Trần Lăng. Đêm 3/10/1459, Lê Nghi Dân đã quyết định khởi sự thí vua, đang đêm cùng các thủ hạ hành động, bắc thang vào tận trong cung cấm hại Nhân Tông. Sự ra đi bất ngờ của vua Lê Nhân Tông ở năm 18 tuổi để lại nhiều đau xót và cả tiếc nuối.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: vị vua hoàng đế