Ở trẻ sơ sinh, bé đã nhận được các kháng thể truyền từ người mẹ ngay từ lúc còn là bào thai. Sau khi chào đời, lượng kháng thể nhận được sẽ đến từ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hệ miễn dịch thụ động, có tác dụng bảo vệ trẻ tạm thời. Kháng thể trong cơ thể bé sẽ tồn tại trong vòng vài tháng đầu sau khi sinh và suy giảm nhanh chóng khi trẻ bắt đầu cai sữa mẹ.
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh mặc dù đã dần hình thành, tuy nhiên vẫn còn rất non nớt và chưa phát triển đầy đủ. Các nhà nghiên cứu cho biết, khoảng 2/3 tế bào miễn dịch của trẻ được tìm thấy ở trong đường ruột, một số tế bào miễn dịch khác phân bố rải rác khắp các nơi trong cơ thể. Hiệu quả bảo vệ của hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh còn tồn tại nhiều hạn chế, do đó bé thường có nguy cơ cao mắc phải một số loại bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy và dị ứng.
Cho đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, hệ miễn dịch lúc này mới bắt đầu dần sản xuất ra đầy đủ các kháng thể cần thiết để chống lại mầm bệnh. Vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ được xem là một điều hết sức quan trọng, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất.
Với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, chức năng miễn dịch rất dễ bị tổn thương nếu độ ăn không cân bằng và đầy đủ vi chất dinh dưỡng. Khi đó, cơ thể trẻ có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus.
Để trẻ khoẻ mạnh hơn và phát triển thể chất tối ưu, các bậc phụ huynh nên chú trọng đến việc bổ sung các loại vitamin tăng cường miễn dịch sau.
Những vitamin cần thiết để tăng cường miễn dịch cho trẻ, bao gồm:
Vitamin C: Đây được xem là một trong những chất tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả nhất. Trên thực tế, tình trạng thiếu vitamin C thậm chí có thể khiến con bạn dễ bị ốm hơn. Bạn có thể cho bé ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, dâu tây, quýt, rau bina, ớt chuông, bông cải xanh và cải xoăn. Việc bổ sung vitamin tăng cường miễn dịch cho trẻ vào mỗi ngày, đặc biệt là vitamin C rất cần thiết, vì cơ thể con người thường không tự sản xuất hoặc lưu trữ được loại vitamin này. Nhìn chung, vitamin C có hầu hết trong các loại thực phẩm, do đó bé không cần phải uống bổ sung vitamin C trừ trường hợp bác sĩ khuyên dùng.
Zn: Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho T, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Fe: Sắt rất quan trọng giúp đưa oxy đi khắp cơ thể, vì vậy sắt chủ yếu thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Sắt cũng đóng một vai trò trong quá trình trao đổi chất.
Sắt sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu – tế bào T- Lymphocytes. Đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn hoành hành, gây bệnh.
Sắt từ động vật có nguồn gốc chủ yếu từ heme – một cấu phần của hemoglobin, rất dễ hấp thu và có nhiều trong các sản phẩm như thịt, hải sản hay gia cầm. Đối với các loại protein không phải heme, cơ thể khó hấp thu chúng hơn và thường những protein này lại có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại cây có lá màu xanh sẫm, các loại đậu, các loại hạt và trái cây sấy khô (lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều protein không phải heme). Để giúp cơ thể hấp thu tốt các loại protein không phải heme, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm có chứa heme hoặc các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, dâu tây, cà chua,…
Vitamin B6: Các loại vitamin B, trong đó bao gồm cả vitamin B6, rất quan trọng trong việc hỗ trợ các phản ứng sinh hoá của hệ thống miễn dịch. Những loại thực phẩm giàu vitamin B6 như cá hồi, cá ngừ và thịt gà. Ngoài ra, vitamin B6 cũng được tìm thấy nhiều trong đậu gà và rau xanh.
Vitamin E: Đây là một loại vitamin tăng cường miễn dịch hiệu quả khác cho trẻ. Vitamin E được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng. Bạn có thể cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin E như các loại hạt và rau bina.Nhìn chung, bố mẹ nên chọn cho con các loại trái cây và rau quả càng nhiều màu sắc càng tốt. Điều này không những giúp bữa ăn của trẻ đa dạng, hấp dẫn hơn mà còn giúp cơ thể bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng và vitamin hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xây dựng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách giúp bé duy trì thói quen ăn uống lành mạnh lâu dài theo thời gian.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Siêu bão Noru giật cấp 16: Khi nào bão đổ bộ vào miền Trung?
-
5 sự thật về những tỷ phú trẻ nhất thế giới: Có người chỉ mới 18 tuổi đã thành tỷ phú
-
Mới: Thêm 3 nhóm đối tượng được hưởng lương cao hơn mức quy định 1,8 lần
-
3 ngành học đang khát nhân lực nhất trong 5 năm tới: Ra trường không sợ thất nghiệp, lương khởi điểm từ 10 triệu/tháng
-
5 tỉnh, thành phố được miễn học phí năm học 2022 - 2023