Lương giáo viên các cấp hiện nay
* Giáo viên mầm non
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên mầm non như sau:
- Giáo viên mầm non hạng III sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ bậc 1 đến bậc 10 với hệ số lương từ 2.10 đến 4.89
- Giáo viên mầm non hạng II sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ bậc 1 đến bậc 9 với hệ số lương từ 2.34 đến 4.98
- Giáo viên mầm non hạng I sẽ áp dụng hệ số lượng của viên chức loại A2 nhóm A2.2 từ bậc 1 đến bậc 8 với hệ số lương từ 4.0 đến 6.38
* Giáo viên tiểu học
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên tiểu học như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
* Giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
* Giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên trung học phổ thông như sau:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
-Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Mức lương của giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ là bao nhiêu khi tăng mức lương cơ sở?
* Giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.129.000 đồng/tháng đến 7.286.100 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên mầm non hạng III sẽ từ 3.780.000 đồng tháng đến 8.802.000 đồng/tháng.
- Giáo viên mầm non hạng II sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên mầm non hạng II sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
- Giáo viên mầm non hạng I sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên mầm non hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
Lương GV tiểu học
Chính phủ sẽ trình phương án đề xuất nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện nay là 1,49 triệu đồng, tăng khoảng 20,8%). Thời gian dự kiến thực hiện từ 1.7.2023.
Nếu được Quốc hội thông qua, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng mỗi tháng, giáo viên hưởng lương theo Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập sẽ tăng lên đáng kể.
Cụ thể, đối với giáo viên tiểu học mới vào ngành được xếp hạng III có hệ số lương 2,34, phụ cấp ưu đãi 35%, lương khởi điểm khoảng 5,5 triệu đồng mỗi tháng; giáo viên tiểu học hạng I cao nhất có hệ số lương 6,78 thêm phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung có thể thực nhận lương trên 18 triệu mỗi tháng.
Đây là tin vui đối với giáo viên cả nước. Mức tăng lương này, phần nào giải quyết được khó khăn của họ trong giai đoạn qua.
Bạn đọc tham khảo bảng lương của giáo viên tiểu học nếu lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu/tháng (mức lương này chưa cộng thêm các khoản phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên).
* Giáo viên trung học cơ sở
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học cơ sở hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học cơ sở hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I sẽ nhận tiền lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học cơ sở hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
* Giáo viên trung học phổ thông
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I sẽ nhận tiền lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
Ngoài tiền lượng được nhận mỗi tháng thì hiện nay, giáo viên còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như sau:
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Căn cứ vào Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT--BGD&ĐT-BNV-BTC như sau:
+ Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng
+ Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
+ Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
+ Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
+ Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng
+ Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Cách tính phụ cấp ưu đãi như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
- Phụ cấp dành cho giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn
Căn cứ vào Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ nhận được các phụ cấp sau:
- Phụ cấp lưu động của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở.
- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Phụ cấp khu vực dành cho giáo viên làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo … mức phụ cấp này được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT với hệ số dao động từ 10 - 100% mức lương cơ sở.
Như vậy, với hệ số lương cao nhất là 6.78 thì tiền lương giáo viên nhận được nếu như tăng mức lương cơ sở thành 1.800.000 đồng sẽ là 12.204.000 đồng/tháng.
Sau khi cộng thêm các khoản phụ cấp được nhận thì mức thu nhập của giáo viên có thể lên đến gần 20.000.000 đồng/tháng nếu như tăng lương cơ sở thành 1.800.000 đồng/tháng.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
9 ngành nghề lương cao nhất Việt Nam, đủ sức mua nhà sắm xe ai cũng muốn thử
-
Lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, lương hưu sẽ tăng theo như thế nào?
-
2 nghề "bội thu" dịp cuối năm, kiếm vài chục triệu mỗi tháng là bình thường
-
6 khoản chi nhà nào cũng có, tưởng nhỏ nhưng dễ gây "cháy túi"
-
3 điều cần biết trước khi CMND, CCCD mã vạch chính thức bị 'xóa sổ'