Tập cho trẻ ăn dặm

( PHUNUTODAY ) - Cách cho trẻ ăn dặm khoa học lần đầu tiên từ 5 đến 6 tháng tuổi phù hợp với đa số các bé trong giai đoạn phát triển này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ tập cho trẻ ăn dặm.

Tập cho trẻ ăn dặm

Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bạn có thể tập cho bé ăn sớm hơn nếu bé đã sẵn sàng. Mỗi ngày 2 bữa ăn dặm là đủ, đan xen với bú sữa mẹ thường xuyên. Về sau, độ đậm đặc và số lượng thức ăn dặm sẽ được tăng lên.

Bước 1: Chọn một chiếc ghế ăn dặm.

 

 Giai đoạn này, bé đã có thể ngồi mặc dù chưa vững.Nếu bạn cho bé nằm khi ăn, sẽ dễ bị nôn trớ hơn.Bạn nên chọn một chiếc ghế phù hợp và an toàn với bé.

Bước 2: Chuẩn bị thìa đĩa

 

Nên chọn bát/thìa không thể phá vỡ, bởi vì trẻ sơ sinh có xu hướng lấy và thả tất cả mọi thứ.Cũng nên chọn loại có chất liệu an toàn với bé, không bị biến chất khi tác dụng nhiệt.Rửa sạch trước khi sử dụng.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ.

 

 Trẻ sơ sinh khi ăn thường hay rơi rãi và bé dễ bị dính thức ăn. Vì vậy luôn phải chuẩn bị một cái khăn sạch.Một số thức ăn rắn cần phải có nước hoặc sữa thì bé sẽ dễ nuốt hơn. Có thể sử dụng nước trái cây nhưng hạn chế.

Bước 4 : Rửa tay.

Bạn nên rửa tay mình và cả bé trước khi vào bữa ăn.

Bước 5: Chọn đồ ăn.

Bạn nên chọn loại đồ ăn dặm phù hợp với độ tuổi và khả năng hấp thu của bé. 

Giai đoạn đầu: nên cho bé ăn nước chão loãng để làm quen với loại thức ăn mới.Giai đoạn giữa: bột gạo trắng hoặc cháo trắng được nấu nhừ.

Giai đoạn sau: bột/cháo nấu với trứng, rau, củ, thịt, cá,…Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Bước 6: Đút thức ăn.

 

Bạn đặt chiếc thìa lên miệng bé.Khi bé há miệng, bạn sẽ đút thức ăn vào.Đợi đến khi bé nuốt thức ăn rồi mới tiếp tục đút.Lần đầu, bé chỉ ăn được vài thìa. Sau đó, bạn sẽ tăng dần lượng thức ăn lên.

Bước 7: Hỗ trợ ăn bằng bình sữa.

  

 Đôi khi bé không chịu mở miệng hoặc ngậm thức ăn, bạn có thể sử dụng bình sữa.Trong bình là sữa, nước hoặc nước trái cây.Thay đổi liên tục với việc cho ăn thức ăn dặm. Lưu ý sử dụng vừa phải, vì bé có thể bị no, khó ăn được thêm.

Bước 8: Nghỉ ngơi một lúc.

Giữa bữa ăn, bạn hãy dừng một lúc để kiểm tra biểu hiện của bé.Bé dễ bị nôn trớ hoặc phun thức ăn, bạn có thể đợi một lúc rồi cho bé ăn tiếp.

Bước 9: Cho bé có thời gian khám phá.

Trẻ sơ sinh tò mò với mọi thứ, bạn có đưa cho bé cầm và xem.Nhiều trẻ lớn hơn thích tự mình ăn, bạn có thể cho bé cơ hội.

Bước 10: Kết thúc..

Dấu hiệu nên kết thúc bữa ăn: Bé tìm kiếm đồ chơi, chú ý vào khu vực khác. Đẩy đi những cái muỗng, hoặc ném thức ăn.Nếu em bé quay đầu đi, khóc thút thít, khóc.Bạn hãy lau miệng và tay bé thật sạch sau khi ăn.

Tác giả: Phạm Đông