Tuyệt đối không đưa những thứ này vào thực đơn ăn dặm của bé

( PHUNUTODAY ) - Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ những thực đơn không nên ăn cho bé ăn dặm để đảm bảo sức khỏe.

Giai đoạn trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi là giai đoạn nhạy cảm, chính vì vậy việc chăm sóc cho sức khỏe và dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng. Để tránh việc gây hại cho sức khỏe của bé yêu, các mẹ lưu ý nên cung cấp những thực đơn ăn dặm tốt nhất. Nên tránh những thực đơn sau

1. Lòng trắng trứng

trungga2

Lòng trắng trứng không tốt cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Ảnh:  news.zing.vn.

Để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng, mẹ đừng cho bé ăn lòng trắng trứng hoặc thực phẩm chứa trứng (như một số loại nước sốt và bánh kem) trước khi bé được 6 tháng tuổi. Khi bé đã được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn trứng đã luộc chín nhưng không nên cho bé ăn trứng luộc lòng đào, trứng chần qua để tránh ngộ độc thực phẩm.

Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn 2 lòng đỏ trứng nấu chung với cháo hoặc bột.

2. Những thực đơn có hàm lượng chất xơ cao

Trẻ em rất cần cung cấp đầy đủ chất xơ. Tuy nhiên, những thực đơn có chất xơ quá cao sẽ khiến trẻ bị no bụng nhanh, làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.

3. Thực phẩm chứa nhiều muối

images934248_muoi

 Trẻ ăn muối nhiều có thể gây hại cho thận. Ảnh: megafun.vn.

Với trẻ em, chức năng thận còn non nớt, vì vậy không nên cho muối vào thức ăn của trẻ trước khi trẻ 1 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn nhạt để thận của bé không phải “làm việc” quá tải. Nêm nhiều muối khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi bé lớn. Thói quen này dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.

Trẻ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, nhu cầu muối khoảng 1g. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2 g.

4. Thực đơn ăn dặm chứa nhiều đường

Cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính. Chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết. Bởi vì đường không phải là thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng, chúng cung cấp năng lượng nhưng thiếu đi vitamin, khoáng chất và chất xơ.

5. Những trái cây có vị chua cao

Một số trẻ dễ bị dị ứng với hoa quả chua như kiwi, dâu tây, cà chua, cam, chanh và tốt nhất là mẹ nên tránh những loại quả này trong những tuần lễ đầu tiên cho bé ăn dặm.

Loại quả mẹ nên chọn cho bé ăn dặm đó là những quả chín mềm, vị ngọt hấp dẫn như: chuối, xoài, bơ, táo,…để thích kích vị giác của bé.

6. Mật ong

lam-dep-voi-mat-ong-va-trung-ga-3

 Mật ong không tốt cho giai đoạn bé ăn dặm. Ảnh: www.tinmoi.vn.

Trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai. Với trẻ trên 6 tháng tuổi chỉ cho sử dụng mật ong khi có chỉ định của bác sĩ Đông y.

7. Sữa bò

Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò nhưng không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Bởi giai đoạn này, bé không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ. Đặc biệt, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link