Nói lắp là điều bình thường ở trẻ từ 2 - 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức, ức chế và khổ tâm cho người mắc. Vì nói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, thu mình lại, xấu hổ và mặc cảm.
1. Biểu hiện
- Ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói
- Câu nói bị đứt quãng nhiều lần, lặp lại một chữ nhiều lần, kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp.
- Mắt nhấp nháy liên tục- Môi/hàm bị rung
2.Nguyên nhân
- Do chấn thương sơ sinh: Với trường hợp sinh khó phải dùng Forceps hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng ngôn ngữ sẽ có ảnh hưởng nhất định lên khả năng ngôn ngữ.
- Do mắc bệnh: trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não), sau khi điều trị khỏi đã để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ gây nói lắp.
- Sang chấn tâm lý: do khủng hoảng tình cảm, một cú sốc tâm lý hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp.
- Do di truyền và bắt chước: Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao.
3. Phòng ngừa tật nói lắp
- Tạo môi trường nuôi dưỡng bé ngập tràn yêu thương, hạnh phúc và chăm sóc cẩn thận cả về thể chất lẫn tinh thần thì chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn, tránh được tật nói lắp.
- Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình: Ít cha mẹ biết rằng, những cuộc cãi vã, những mối quan hệ bất đồng, cha mẹ li dị…vv chính là những yếu tố nguy hiểm khiến bé bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tới ngôn ngữ của bé. Vì vậy, hãy tạo môi trường sống hòa thuận, yêu thương để hạn chế tật nói lắp ở trẻ.
- Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi: Việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, nếu môi trường đó bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất.
4. Điều trị tật nói lắp
– Dạy trẻ nói chậm, rõ ràng, rành mạch, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Để trẻ nói những câu ngắn, nếu có từ mới, mẹ nên nói thật chậm hoặc giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu.- Không ngắt lời trẻ khi trẻ đang nói, lặp lại một cách chính xác câu trẻ nói để trẻ nói lại theo bạn là một phương pháp khắc phục tật nói lắp ở trẻ mà đa số các bác sĩ đều khuyên bố mẹ nên thực hiện.
– Để trẻ nói một cách tự nhiên bằng cách tạo môi trường giao tiếp không có tình trạng nói lắp để trẻ diễn đạt lời nói một cách trôi chảy.
– Kiên nhẫn: Chữa nói lắp cho trẻ không khó, nhưng đòi hỏi bố mẹ phải hiểu bé, đồng thời cần phải kiên nhẫn với bé, không ép buộc hay dọa dẫm khiến trẻ sợ hãi. Đây là cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ hiệu quả nhất. Bởi chỉ khi kiên nhẫn với trẻ thì trẻ mới hiểu và bình tĩnh diễn đạt.
Tác giả: Phùng Thu Thủy
-
4 dấu hiệu cho biết con bạn có tố chất lãnh đạo trong tương lai
-
Cách trả lời hoàn hảo các câu hỏi hóc búa của trẻ, bố mẹ hãy thử áp dụng
-
Những đồ mẹ nên chuẩn bị để chào đón thiên thần nhỏ ra đời
-
7 mẹo hay ho giúp bạn vượt qua những tình huống oái ăm nhất
-
Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm,cha mẹ cần phải biết