Xuất hiện lớp phủ màu trắng trên lưỡi
Bất ngờ xuất hiện một lớp phủ mỏng màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh, thiếu sắt hoặc vitamin B và có thể là bệnh tiểu đường.
Trong trường hợp thiếu sắt và vitamin B, rất có thể bạn sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi liên tục.
'Những đốm trắng dày trên lưỡi trông giống như mủ có nhiều khả năng là tưa miệng (nhiễm nấm men), bạch sản (các mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi và nướu răng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc lá và những người sử dụng thuốc lá không khói), hoặc lichen phẳng ở miệng (một phát ban màu trắng ngứa không nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm cả bên trong miệng).
Trong trường hợp lichen phẳng cần được theo dõi bởi chuyên gia y tế.
Chốc mép và nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những vết loét ở bên trong miệng, trên nướu răng, lưỡi và má, trong khi chốc mép phát triển ở bên ngoài trên môi.
Trong khi nhiệt miệng là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy yếu, song nó không lây. Còn chốc mép là biểu hiện của nhiễm vi-rút thể ẩn có thể bùng phát bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch bị tổn hại vì bất kỳ lý do gì.
Nhiệt miệng và chốc mép là “báo động đỏ” của hệ miễn dịch bị tổn hại. Cơ thể đang cố cho bạn thấy rằng hệ thống miễn dịch cần một sự hỗ trợ nào đó.
Những tổn thương này hay xảy ra khi thời tiết lạnh hơn và trong thời gian stress, cả hai đều có thể làm suy yếu hệ thống bảo vệ bẩm sinh của cơ thể.
Chân mọc nốt ruồi
Nốt ruồi mọc ở chân là điều bình thường nhưng nếu nó không ngừng tăng kích thước, bề mặt lồi lên có cảm giác rất dễ vỡ thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Rất có thể bạn đã bị một khối u hắc sắc tố ác tính, có nguy cơ chuyển sang ung thư da.
Ung thư da rất khó phát hiện, một khi người bệnh phát hiện thì thường đã ở giai đoạn cuối. Chính vì thế chúng ta cần chú ý đến ngón chân, ngón tay, móng chân, móng tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay và các vị trí khác trên cơ thể. Nếu có những nốt đen phát triển dị thường thì nên đi kiểm tra sức khỏe gấp.
Chân bị phù
Chân bị phù nề bệnh lý cũng là một loại tín hiệu mà cơ thể bạn muốn gửi đi để cảnh báo tình trạng sức khỏe không bình thường - Ảnh minh họa: InternetChân bị phù thường do hai trường hợp đó là phù do sinh lý và phù do bệnh lý. Nếu chân bị phù do sinh lý như uống nước nhiều hoặc đi bộ nhiều thì đây là điều bình thường. Còn nếu phù do bệnh lý thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh như ung thư gan, ung thư phổi hoặc ung thư thận.
Trong trường hợp bị phù do bệnh lý, rất có thể trong cơ thể bạn đã có một khối u. Khối u này chèn ép dây thần kinh, niệu quản, huyết quản… dẫn đến khó bài tiết và bị phù. Nếu cơ thể bạn thường xuyên bị phù thì hãy đi bệnh viện kiểm tra.
Khi bị tế bào ung thư tấn công, cơ thể chúng ta thường phát đi một vài tín hiệu. Bạn cần sớm nhận biết các dấu hiệu này để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tác giả: Mộc
-
Uống nước vối mỗi ngày giúp thanh nhiệt tốt cho da, nhưng đừng quên "nguyên tắc vàng" vô cùng quan trọng này
-
Gan xào cùng giá đỗ, rau cần: Sai lầm "ch.ết người" mà 90% bà nội trợ Việt mắc phải
-
Vịt om sấu chua chua, đậm đà cho ngày 2/9 khiến cả nhà thích mê
-
2 cách trồng hành lá tại nhà không cần đất, ăn tẹt ga không hết
-
Sử dụng gia vị kiểu này dễ gây bệnh rước họa vào thân, sai lầm mà 99% các bà nội trợ mắc phải