Trong hôn nhân có nhiều người không biết khéo léo xử lý nên mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cứ kéo dài, khiến không khí gia đình lúc nào không hòa thuận, êm ấm. Kết quả là chuyện nhỏ hóa lớn, thậm chí dẫn đến cảnh ly tán.
Thời Tống có ghi nhận một câu chuyện nói về mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu và cách giải quyết của người chồng hết sức khôn khéo.
Một huyện nhỏ tại tỉnh An Huy, có một đôi vợ chồng sống chung với mẹ già, mỗi lần chồng đi ngoại tỉnh về, người vợ đều gạt nước mắt, khóc lóc kể lể chuyện mẹ chồng đã đối xử tệ bạc với mình như thế nào, nhưng người chồng nghe xong đều im lặng, không nói gì cả…
Một đêm nọ, người chồng chuẩn bị một cái thúng to, người vợ nhìn thấy vậy cảm thấy tò mò, bèn hỏi: “Chàng chuẩn bị cái thúng to như vậy để làm gì?”.
Người chồng bèn trả lời: “Mỗi lần ta trở về nhà, đều thấy nàng và mẹ xảy ra mâu thuẫn, nàng liên tục than phiền về mẹ, nói mẹ chồng không tốt thế này, đối xử tệ bạc với nàng thế kia, ta thật lấy làm khổ não và khó xử. Ta định chuẩn bị một cái thúng, sau đó nhân lúc mẹ già ngủ, nàng có thể đặt mẹ vào đó, rồi sau đó đẩy xuống núi. Đây chẳng phải là điều nàng muốn bấy lâu nay?”
Người chồng nghĩ ngợi một lúc, rồi nói tiếp: “Nhưng ta cảm thấy bây giờ chưa phải là lúc, nàng cần phải đối xử thật tốt và hiếu thuận với mẹ chồng trong một tháng nữa, để hàng xóm láng giềng, bạn bè đều biết rằng, nàng là một người con dâu có hiếu với mẹ chồng. Nếu bà vẫn đối xử tệ bạc với nàng, mọi người sẽ cảm thấy, bà thật là bất công''.
Nghe người chồng nói có lý, sau đó bèn làm theo lời của chồng. Lúc này người con dâu trở thành người hoàn toàn khác. Hết lòng yêu thương mẹ chồng, nấu những món ăn ngon cho bà.
Về phần bà mẹ chồng thì thấy con dâu thay đổi thì bà cũng thay đổi, trở nên yêu thương con dâu hơn. Tới lúc người chồng hỏi thăm vợ xem tình hình mối quan hệ thế nào thì vợ vui vẻ đáp:
Dạo này thiếp đối đãi với mẹ chàng đã khác xưa, chưa đến một tháng mà mối quan hệ của thiếp và mẹ đã cải thiện hơn rất nhiều. Bây giờ, thiếp có thể thoải mái tâm sự, chia sẻ với mẹ mọi điều, mẹ không còn đối xử bất công với thiếp, mà còn xem thiếp như con gái mà đối đãi. Chàng nhất định hãy từ bỏ ý định mang mẹ xuống núi nhé, tuyệt đối không được làm chuyện thất đức như vậy''.
Người chồng nghe xong hết sức vui mừng và hạnh phúc. Lúc này người chồng giải thích: "Vốn dĩ ta chưa từng có ý định thất đức đó. Bởi vì ta biết rằng, nàng sẽ không thể làm như vậy. Sống ở đời, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ là điều quan trọng nhất. Ân đức của cha mẹ, là điều mà con cái không thể báo đáp nổi. Con trai lớn lấy vợ, cũng chính là để có người để bầu bạn cùng mẹ chồng, phụng dưỡng mẹ chồng.
Sau đó thì người con dâu thay đổi, trở nên tốt, quan tâm chồng, yêu thương mẹ chồng. Cứ thế mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu được cải thiện.
Bởi vậy mới nói, qua câu chuyện này để biết gia đình nào cũng sẽ có những mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Vấn đề là lớn hay nhỏ, cách xử lý khôn khéo của người chồng sẽ khiến mọi việc êm ấm hơn. Đàn ông nhất định phải chú trọng điều này.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Các cụ nói chẳng lệch đi đâu: Người ngủ 4 giấc này mạng mỏng như giấy cả đời thiếu tiền
-
Cổ nhân dạy "tam chủng họa" không nên treo trong nhà, đại kị phong thủy cần tránh ngay: Đó là gì?
-
Cổ nhân dạy: Ở đời có 2 bữa tuyệt đối không dùng, cố chấp sẽ nhận 'cái kết đắng', đó là những bữa nào?
-
Cổ nhân dạy "Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không mời mà tự đi": Số 73 và 84 ẩn chứa điều gì?
-
Các cụ dạy: 30 không đi 3 đường, 40 không động 3 thứ nửa đời sau viên mãn