Người bị gout
Trong rau muống có chứa hàm lượng đạm rất cao vì thế nó không phải là thực phẩm tốt cho những người bị bệnh, nhất là bệnh gout. Bởi những người mắc bệnh này cần phải tránh các loại thức ăn có lượng đạm cao.
Người bị sỏi thận
Lý do để người bị sỏi thận không nên ăn rau muống là vì trong rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi.
Người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Chọn rau an toàn - cách nào?
- Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường.
Theo các chuyên gia, rau muống ngon nhất là vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn lại giòn, ngon và an toàn hơn.
- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.
- Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.
- Rau sau khi rửa sạch cần ngâm nước muốn loãng, tốt nhất là rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, vì như vật sẽ giúp phân hủy bớt lượng thuốc sâu, thuốc tăng trưởng nếu có.
Phân biệt rau muống 'ngậm' hóa chất, nhờ đặc điểm dễ nhận thấy này
Một số đặc điểm dễ nhận biết dưới đây, giúp bạn phân biệt rau muống sạch và rau muống "ngậm" hóa chất dễ dàng.
Tác giả: