Thịt vịt là một trong những loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Nó là nguyên liệu chế biến cho các món ăn từ quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp. Cách chế biến đơn giản nhất là thịt vịt luộc cũng khiến nhiều người yêu thích. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức vịt theo nhiều cách nấu khác nhau như vịt quay, vịt nướng, vịt nấu chao, vịt om sấu, vịt kho sả, vịt nấu giả cầy...
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết trong Đông y, thịt vịt là loại thực phẩm có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, giúp điều trị bệnh tim mạch, lao phổi...
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, 100 gram thịt vịt cung cấp 25 gram protein ngoài ra còn chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, E...
Thịt vịt bổ dưỡng nhưng khi ăn vẫn có một số lưu ý mà chúng ta cần biết.
Những thực phẩm đại kỵ với thịt vịt
- Trứng gà
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trứng gà và thịt vịt là hai thực phẩm không nên dùng chung với nhau vì có thể làm ảnh hưởng đến nguyên khí của cơ thể.
- Thịt rùa
Thịt rùa và thịt vịt là hai thứ không nên ăn cùng lúc vì có thể gây ra tình trạng "âm thịnh dương suy" cho cơ thể với các biểu hiện như phù nề, tiêu chảy.
- Thịt ba ba
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt vịt và thịt ba ba dùng chung với nhau có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, phù thũng. Ngoài ra, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba chứa nhiều chất có tác dụng biến đổi đạm, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm này.
- Quả mận
Quả mận và thịt vịt cũng là hai thực phẩm không nên ăn chung với nhau. Trong Đông y, thịt vịt tính hàn có tác dụng giải nhiệt cơ thể. Trong khi đó, quả mận ăn vào có thể gây nóng cho cơ thể. Kết hợp hai thực phẩm này lại với nhau, sử dụng trong cùng một thời điểm sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột, không tốt cho sức khỏe.
Những người không nên ăn thịt vịt
- Người đang bị cảm, người bị gout
Theo Đông y, thịt vịt có tình hàn. Do đó, những người đang bị cảm lạnh không nên ăn loại thực phẩm này để tránh tình trạng bệnh càng thêm nặng.
Thịt vịt có hàm lượng purin cao, có thể làm tăng axit uric trong cơ thể. Vì vậy, đây là thực phẩm không phù hợp với những người bị bệnh gout.
- Người mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật nên kiêng chất tanh và tránh ăn thịt vịt vì nó có thể làm vết thương lâu lành.
- Người có hệ tiêu hóa kém
Thịt vịt có tính hàn, chứa nhiều đậm nên người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều để tránh gặp tình trạng khó chịu.
- Người có bệnh về xương khớp
Người có bệnh về xương khớp nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính hàn nói chung và thịt vịt nói riêng để tránh làm cơ thể bị nhiễm lạnh, khiến khớp xương thêm đau nhức.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cao răng bám đầy, vàng ố mấy chỉ cần làm cách này là bong ra hết, răng trắng khỏe
-
9 thực phẩm màu đỏ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 4
-
Uống 1 trong 5 loại trà này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
-
5 loại rau Việt thanh nhiệt, ăn là mát, xua tan nỗi lo gan nóng trong
-
3 loại cá rất khó nuôi nhân tạo, vừa sạch lại bổ, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua