"Thổi bay" mụn lẹo nhanh nhất tại nhà bằng cách đơn giản sau, mẹ nào cũng nên biết

( PHUNUTODAY ) - Cha mẹ vô cùng lo lắng khi trẻ bị lẹo mắt không biết xử trí như thế nào, cách làm đơn giản sau đây sẽ giúp bạn

Lẹo mắt ở trẻ là gì? Nguyên nhân?

Lẹo mắt là một khối sưng phù nề màu đỏ, nhân vàng giống mụn nhọt hay một phần sưng đỏ mọc ngay ở chân lông mi hoặc ở bờ mi mắt của bé. Sau 3-4 ngày mọc, lẹo sẽ bưng mủ và vỡ. Bệnh thường hay tái phát nhiều lần và có thể lan từ mắt này sang mắt khác, thậm chí sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu vàng có tên là staphylococcus aureus gây ra. Vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi bé, vì thế khi trẻ dùng tay dụi mũi sau đó dụi mặt vi khuẩn sẽ bám dính lên mi mắt và gây bệnh.

Các cách chữa lẹo mắt đơn giản tại nhà cho các mẹ "đánh bay" lẹo mắt cho bé.

Làm ẩm khăn bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị tổn thương

Mẹ hãy thử làm ẩm khăn hoặc một miếng gạc sạch bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị tổn thương. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh về phía trước, nhờ đó việc bể và chảy mủ sẽ nhanh hơn. Mẹ cố giữ trong vòng 10 – 15 phút mỗi lần chườm, và lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày.

Nhiều bé có thể kháng cự như quay qua quay lại, khóc lóc,… nhưng mẹ hãy cố gắn kiên trì để bé mau khỏi lẹo nhé. Nếu mẹ nhận thấy việc này sẽ làm con không thoải mái, một mẹo nhỏ là mẹ có thể tranh thủ chườm nóng khi bé đang buồn ngủ, hoặc mẹ có thể đánh lạc hướng bằng cách kể chuyện, cho con nghe nhạc,…

Trị lẹo bằng sữa đậu nành và vừng đen

- Sữa đậu nành

- Vừng đen

- Mật ong

Cách làm:

- Đầu tiên, bạn cho sữa đậu nành vào đun sôi, cho thêm 2 thìa canh vừng đen và trộn đều tay để nguyên liệu hòa vào nhau.

- Sau đó hòa thêm vào nồi sữa 1 thìa canh mật ong để tạo độ ngọt cho sữa, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.-

- Với công thức này bạn nên cho trẻ uống 1 lần vào mỗi buổi sáng sau khi ăn điểm tâm.

Những điều lưu ý để tránh lẹo mắt cho trẻ

– Nếu trẻ chỉ bị lẹo ở một bên mắt, mẹ không được dùng chung khăn để lau mắt cho bé vì vi khuẩn có thể lây từ mắt này qua mắt kia. Đặc biệt, nếu bé sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm thì vi khuẩn có thể truyền sang mắt của những thành viên khác trong gia đình.

– Mẹ lưu ý rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi đâu về, sau mỗi lần đi vệ sinh, và hạn chế không cho bé đụng tay vào mắt. Vì tay là phần tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất, đặc biệt nếu bé có lỡ dụi mắt.

– Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không được bóp, nặn mủ, vì điều này chỉ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, và nguy cơ mắt bé nhiễm trùng cũng cao hơn. Đặc biệt với các bé lớn, cha mẹ nên dặn con không được lấy tay đụng vào chỗ sưng.

– Khi chỗ sưng bưng mủ, các mẹ nên dùng một miếng vải hoặc bông gòn sạch, nhúng nước ấm lau mắt cho bé. Mẹ lưu ý tránh để mủ lây sang chỗ khác. Thông thường, mắt của bé sẽ hết sưng trong vòng một tuần.

– Khi trẻ bị lẹo mắt, mẹ không cần cho bé nghỉ học. Mẹ lưu ý cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ trước khi đi học và sau khi về nhà.

– Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào giúp con phòng chống lẹo mắt triệt để 100%. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý khi bé bị lẹo mắt, cha mẹ nên cố gắng hạn chế vệ sinh mí mắt cho bé mỗi ngày bằng dầu gội không cay mắt dành cho em bé hay xà phòng chà mắt chuyên dụng có bán ở các tiệm thuốc.

Tác giả:

Tin nên đọc