Thói quen đi vệ sinh lâu
Theo tiến sĩ Thorkelson, trong thực tế bạn chỉ nên đi vệ sinh khi có một sự thôi thúc cần phải tiểu hoặc đi tiêu. Bởi nếu bạn không có sự thôi thúc này thì có nghĩa là cơ thể không có phân hoặc nước tiểu, và cơ thể buộc phải cố gắng hoàn thành việc đi tiểu hoặc đi tiêu bằng cách rặn. Thói quen rặn có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ do phồng mạch máu xung quanh hậu môn gây sưng, đau, thậm chí chảy máu.
Hơn nữa, thói quen đi vệ sinh lâu do tập trung vào việc đọc báo hoặc dùng điện thoại có thể khiến bạn không tập trung vào việc đi tiêu và đi tiểu.
Hành động đi tiêu phát sinh do quá trình gọi là nhu động nhịp tăng dần - quá trình co thắt nhịp nhàng di chuyển phân cùng với ruột tạo nên cảm giác buồn đi tiêu. Nếu không có cảm giác này, bạn sẽ phải ráng rặn và có thể trải nghiệm một quá trình được gọi là nhu động ngược lại, phân đi ngược vào ruột già khiến phân cứng hơn. Đó là chưa kể ruột kết trích xuất một số chất dịch từ phân, có thể góp phần gây ra táo bón.
Không đậy nắp bồn cầu khi xả nước
Hầu hết mọi người đều xả nước ngay sau khi sử dụng. Theo nghiên cứu của chuyên gia về mầm bệnh Charles Gerba, nhà sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ), các hạt và mầm bệnh có thể bị bắn xa tới 1,8 m bởi dòng nước xoáy, lây lan ra cơ thể, đồ dùng trong phòng tắm. Bạn nên hạn chế vi khuẩn lây nhiễm bằng cách đậy nắp bồn cầu xuống trước khi gạt tay cầm xả nưowsc.
Ngồi xổm khi đi vệ sinh
Vị trí ngồi, cách ngồi khi đi vệ sinh cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Ngồi xổm khi đi đại tiện là cực kì nguy hiểm. Tốt nhất, ngồi ở bệ và dùng một chiếc ghế nhỏ, đặt chân lên đó, đó là tư thế đi vệ sinh tốt nhất và không bị co thắt đường ruột, gây ức chế đường ruột.
Mang điện thoại vào trong nhà vệ sinh
Chắc chắn, bạn đã từng ít nhất một lần mang điện thoại vào trong nhà vệ sinh. Việc này tưởng vô hại nhưng cực kì nguy hiểm nhé. Thứ nhất, việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ khiến việc đi đại tiện không tập trung, gây hại hệ tiêu hóa. Thứ hai, các vi khuẩn mà bạn không bao giờ nhìn thấy sẽ bám vào điện thoại và sẽ là nguồn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Tác giả: