Thói quen đang gi.ết hại cả nhà khi dùng thớt nhiều người mắc

( PHUNUTODAY ) - Những thói quen gây hại khôn lường cho sức khỏe cả nhà dưới đây cần được loại bỏ ngay tức khắc.

Thớt là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, đặc biệt là những thớt cũ, vi khuẩn có thể lây lan từ thớt sang thức ăn nếu không vệ sinh thớt đúng cách.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại trong đó có khuẩn E.coli. Nếu để thớt bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rãnh cắt sâu. Vi khuẩn E.coli, salmonella và Campylobacter có thể lây lan từ thớt sang thức ăn khi thớt không được vệ sinh đúng cách gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trên thị trường có bày bán nhiều loại thớt bằng chất liệu như thớt gỗ, thớt nhựa, thớt thủy tinh… với hình dạng và màu sắc bắt mắt, ngoài những loại có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng còn xuất hiện những loại không nguồn gốc. Trên thực tế, nhiều loại thớt là sản phẩm được các xưởng chế biến đồ gỗ tận dụng từ những mẩu gỗ thừa hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc, bán với giá thành rẻ nên được nhiều người mua. Khi sử dụng, màu của sản phẩm và vụn gỗ có thể bám vào thức ăn, nếu đi vào cơ thể với một số lượng lớn, thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Nhẹ thì nổi vài vết mẩn ngứa dị ứng, nặng hơn thì tiêu chảy đau bụng, còn nặng hơn nữa thì lên cơn khó thở, suyễn, hay thậm chí bị sốc phản vệ.

Bên cạnh đó, nguy cơ mang bệnh từ thớt thật ra không chỉ nằm ở chuyện thớt làm bằng nguyên liệu gì, mà chủ yếu là vì thói quen dùng chung một thớt cho cả thực phẩm sống lẫn chính, ngoài ra nguyên nhân quan trọng nữa là do làm vệ sinh thớt không đúng cách hoặc do dùng một cái thớt quá lâu.

Thớt là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn có hại

Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng thớt, nhiều người thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến cả nhà bị ngộ độc hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Do đó, thay vì rửa thớt ở vòi nước lạnh, nên chuyển sang rửa từ vòi nước ấm hoặc nóng. Sau khi rửa xong nếu để thớt nằm ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Không thay thớt sau thời gian sử dụng

Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Do đó, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay một lần.

Sử dụng 2 mặt thớt

Hầu hết chúng ta thường sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.

>Sai lầm chết người khi uống nước nhiều người mắc
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Sai lầm chết người khi uống nước nhiều người mắc - hãy loại bỏ ngay để luôn khỏe mạnh.

Tác giả: Bùi Thị Phương