Thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp, bệnh nguy cơ lây lan rất cao. Những quan niệm dân gian sai lầm và cách hiểu chưa đúng trong dự phòng thủy đậu của y học hiện đại đang khiến nhiều người mắc bệnh, biến chứng nguy hiểm.
Đến hẹn lại lên, theo chu kỳ từ tháng 2 đến tháng 6, bệnh thủy đậu đã lây lan tại nhiều địa phương trên cả nước. Bệnh đang tấn công cả người lớn và trẻ nhỏ, nhiều trường hợp bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm phải nhập viện điều trị. Ngành y tế khuyến cáo, thủy đậu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, những người chưa bị bệnh hoặc chưa được chích ngừa đầy đủ sẽ là đối tượng bị bệnh tấn công.
Tin theo quan niệm dân gian
Người xưa nói rằng khi bị thủy đậu người bệnh phải trùm kín, tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống, nhưng theo BS Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, việc trùm kín khiến cho cơ thể đổ mồ hôi sẽ gây ngứa, bệnh nhân khi đó sẽ gãi nhiều làm các bóng nước vỡ ra.
Cộng thêm việc không tắm rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ để lại sẹo gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ sau này.
Việc không được ăn uống đầy đủ khi đang bị virus tấn công làm cơ thể giảm sức đề kháng khiến bệnh càng nặng thêm.
Theo BS Khanh, khi bị thủy đậu, cứ tắm cho trẻ bình thường, có thể dùng thêm xà bông để tắm, và nên cắt móng tay cho trẻ để tránh tình trạng bé gãi ngứa dẫn tới việc các bóng nước bị vỡ dễ nhiễm trùng.
Phụ huynh cũng không nên cho người bệnh ăn các thức ăn ngọt quá, hoặc các thức ăn đã từng bị dị ứng bởi nó có thể gây ngứa cho trẻ.
"Để tránh truyền bệnh cho người thân và cộng đồng, người mắc bệnh cần mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc đến những nơi đông người" – vị BS khuyến cáo.
Những suy nghĩ sai lầm về biểu hiện bệnh
Thông thường mọi người có suy nghĩ là khi cơ thể mắc bệnh thủy đậu thì phát ban lên rất nhiều. Việc này đồng nghĩa với việc là cơ thể đã xuất hết các nốt mụn và sắp khỏi bệnh. Nhưng rõ ràng là khi cơ thể nổi càng nhiều mụn nước chứng tỏ virus tấn công ngày càng mạnh, nếu không có thuốc đặc trị để ngăn chặn sẽ gây nhiều biến chứng.
Bệnh chỉ không lây lan và lành khi các nốt mụn khô và không mọc thêm những mụn nước mới. Do đó, cần dẹp bỏ suy nghĩ sai lầm về việc cứ để mụn nước mọc lên hết mà cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được điều trị và cần lưu ý trường hợp nổi mụn nước nhiều kèm theo dấu hiệu sốt cao, đây có thể là dạng biến chứng của thủy đậu.
Lưu ý: Người chăm sóc trẻ cần chú ý không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao, nốt phỏng mọc dày hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Mất ngủ kinh niên cũng khỏi ngay tức khắc chỉ với cách thức đơn giản này
-
Hết nấc cụt trong chớp mắt với mẹo đơn giản này
-
Nếu bạn làm điều này buổi sáng sẽ luôn trẻ khỏe như đôi mươi, cả đời không ốm đau bệnh tật
-
Sai lầm chết người khi gội đầu nhưng rất nhiều người mắc cần bỏ gấp
-
Thấy kinh nguyệt có dấu hiệu này mà không đi khám bạn sẽ hối không kịp