Sáng 27.11, với 87,25% đại biểu (ĐB) tán thành, Quốc hội (QH) thông qua luật Căn cước, thay thế luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014. Như vậy, từ ngày 1.7.2024, khi người dân đi làm giấy tờ tuỳ thân sẽ là Thẻ căn cước thay vì Căn cước công dân như hiện nay. Trên giấy chứng nhận căn cước có thông tin gì, liệu có khác với CCCD?
Giấy chứng nhận căn cước có thông tin gì?
Theo Luật căn cước, thông tin thể hiện trong giấy chứng nhận căn cước bao gồm 17 nội dung:
- Hình Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
- CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC
- Ảnh khuôn mặt, vân tay
- Số định danh cá nhân
- Họ, chữ đệm, tên
- Ngày tháng năm sinh
- Giới tính
- Nơi sinh
- Quê quán
- Dân tộc
- Tôn giáo
- Tình trạng hôn nhân
- Nơi ở hiện tại
- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ
- Ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp
- Thời hạn sử dụng
Thẻ Căn cước có thể là người dưới 14 tuổi
Tại Luật Căn cước công dân 2014 quy định, chỉ người từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên theo Luật Căn cước mới, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu.
Việc cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi được cho là phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh (hiện nay trẻ em được cấp hộ chiếu, thị thực) và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, tương thích với pháp luật của nhiều nước trên thế giới, góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, phát huy được giá trị của việc khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu…
Hiện nay, trẻ em chỉ sử dụng giấy khai sinh là giấy tờ tủy thân. Giấy khai sinh có kích thước của tờ A4, dễ rách nát, hư hỏng, khó bảo quản và chỉ được cấp một lần trong suốt cuộc đời; các biện pháp bảo mật, chống làm giả tương đối sơ sài, dễ bị làm giả và chứa được rất ít thông tin nên có thể gây nhiều khó khãn, bất tiện khi thực hiện thủ tục hành chính.
So với giấy khai sinh, thẻ Căn cước có ưu điểm là kích thước nhỏ gọn, chất liệu tốt, tính bảo mật, bảo an cao và còn được tích hợp thêm rất nhiều thông tin khác theo nhu cầu. Theo đó, thẻ Căn cước có thể mang lại nhiều tiện ích trong việc đi lại (như đi máy bay, tàu hỏa...), học tập, khám chữa bệnh (không cần phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ tiêm chủng...) và thực hiện các giao dịch khác trong cuộc sống hàng ngày.
Về chi phí, lợi ích kinh tế - xã hội, Bộ Công an đã rà soát, đánh giá và thấy rằng nếu thực hiện quy định này thì xã hội không tốn chi phí trong cấp sổ tiêm chủng, sổ khám chữa bệnh, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ học sinh, chi phí. Ngoài ra, người dân còn tiết kiệm chi phí sao y, chứng thực, công chứng giấy tờ.
Lược bỏ dấu vân tay ngón trỏ
Thẻ Căn cước mới tới đây sẽ lược bỏ vân tay của ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và đặc điểm nhận dạng.
Bộ Công an giải thích, những thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng không được thể hiện trên bề mặt thẻ Căn cước, tuy nhiên vẫn sẽ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ. Việc lược bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng trên thẻ Căn cước là để bảo đảm tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ Căn cước.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Showbiz 12/8: Thùy Tiên lên tiếng về tin kiếm được 240 tỷ đồng sau 2 năm, Nam Em ẩn ý việc bị mất con?
-
12 thông tin cần biết khi sử dụng BHYT điện tử, ai không biết quá thiệt thòi
-
Thùy Tiên có phản ứng gây ngỡ ngàng trước tin đồn kiếm được 240 tỷ đồng sau 2 năm đăng quang
-
Nên đóng hay mở cửa nhà vệ sinh, nhà tắm sau khi sử dụng: Tưởng đơn giản mà nhiều người làm sai
-
Cặp ca sĩ đình đám showbiz chính thức ly hôn sau 5 năm chung sống