Thuộc một trong những kiểu mẹ bầu dưới đây, bạn rất dễ sinh non

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn có một trong những đặc điểm dưới đây, cần hết sức chú ý đề phòng sinh non.

 Mẹ đã từng sinh non

Một trong những bà mẹ có nguy cơ sinh non cao nhất phải kể đến là những người đã từng bị sinh non trước đó. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ trước đây đã từng sinh non có nguy cơ sinh non ở những lần tiếp theo lên đến 30-50%.

Mẹ sinh con quá liền nhau

Nghiên cứu cũng cho thấy nếu người mẹ có thai quá gần nhau cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Trên thực tế, có khoảng hơn một nửa số phụ nữ mang bầu sau khi sinh lần trước 12 tháng., tuy nhiên các chuyên gia khuyên thời gian tối thiểu này nên là 18 tháng.

Mẹ có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm

Trong năm 2014, 375 cơ sở y tế thành viên của Hiệp hội Công nghệ hỗ trợ sinh sản (SART) thực hiện 190.384 chu kỳ IVF và kết quả là 65.175 trẻ sinh non, chiếm khoảng 1/3 số ca thụ tinh trong ống nghiệm. Những người phụ nữ thụ thai bằng phương pháp IVF tăng nguy cơ sinh non so với những phụ nữ thụ thai bằng phương pháp tự nhiên.

Mẹ sinh đôi hoặc đa thai

Sinh non là biến chứng thường gặp nhất đối với phụ nữ mang đa thai. Trong thực tế, tỷ lệ sinh non tăng 50% đối với các ca sinh đôi, 90% đối với sinh ba và 100% ở ca sinh tư trở lên.

Mẹ có cổ tử cung ngắn

Những phụ nữ có cổ tử cung ngắn lại sau khi trải qua các thủ thuật cắt bỏ cổ tử cung bằng vòng nhiệt điện (LEEP) nên kiểm tra tiền ung thư hoặc nguy cơ sinh non.

Mẹ bị trầm cảm

Theo các chuyên gia y tế, những phụ nữ mang thai bị trầm cảm tăng 30-40% nguy cơ sinh non khoảng 32-36 tuần thai, trong khi người chồng bị trầm cảm cũng làm tăng 38% nguy cơ vợ sinh non 22-31 tuần thai.

Mẹ tăng cân quá ít trong thai kỳ

Mặc dù gần một nửa số phụ nữ thường tăng cân trong khi mang thai, tuy nhiên 21% phụ nữ mang thai thiếu cân và điều này tăng nguy cơ sinh non, theo một nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics and Gynecology. Mặc dù quan niệm “ăn cho hai người” là sai lầm nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải có thể là một cách để ngăn ngừa sinh non.

Mẹ thừa cân

Trước và trong khi mang thai, vấn đề dinh dưỡng và ăn uống của mẹ bầu luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Mẹ cần phải ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả bản thân cũng như sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học ví dụ như ăn quá nhiều đồ ngọt, giờ giấc ăn uống không hợp lý hay ít vận động khiến cơ thể tích lũy thừa calo thì sẽ làm tăng lên nguy cơ gặp phải chứng tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Hai biến chứng này đều là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sảy thai và sinh non trong thai kỳ.

Mẹ có tử cung bất thường

Trong một số trường hợp, cổ tử cung của mẹ bầu có thể giãn nở sớm trước 37 tuần thai, khiến mẹ bị vỡ ối sớm và sinh non. Tuy nhiên, giãn tử cung sớm có thể được phát hiện qua siêu âm thai. Vì vậy để ngăn ngừa nguy cơ này, mẹ bầu cần khám thai theo đúng lịch định kỳ bác sĩ chỉ định.

Mẹ có bất thường nhau thai

Bất thường ở nhau thai cũng được cho là nguyên nhân khá phổ biến gây sinh non. Một số vấn đề xấu ở nhau thainhau thai thấp, bong nhau non. Khi mắc các chứng bệnh này, sản phụ cần được nhập viện để các bác sĩ theo dõi cẩn thận, đồng thời có thể mổ đẻ khẩn cấp trong trường hợp nguy kịch.

Mẹ bị bệnh

Sức khỏe người mẹ là vô cùng quan trọng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Vì vậy khi mẹ bầu mắc một trong những bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, thiếu máu… đều có thể dẫn đến sinh non.

Dù vậy trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được các bác sĩ theo dõi chắt chẽ và kiểm soát nguy cơ chuyển dạ sớm.

Ngoài ra, hút thuốc lá quá nhiều hoặc thường xuyên uống rượu cũng làm tăng nguy cơ mẹ bầu sinh non.

Mẹ ít hoặc nhiều nước ối

Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi bọc ối. Tuy nhiên, quá nhiều hoặc quá ít nước ối đều không tốt và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là sinh non.

Lượng nước ối dư thừa trong tử cung có thể khiến mẹ chướng bụng, gây ra các cơn co thắt sớm. Vì vậy mẹ cần khám thai thường xuyên để biết được lương nước ối của mình có đúng chuẩn hay không.

Tác giả: Thạch Thảo