Bác sĩ Ngô Quang Hải, Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã có chia sẻ về cách xông mũi cho F0 bằng gừng, sả, tỏi, thông tin trên báo VNN.
Sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi họng là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng khi nhiễm Covid-19, nhưng cần thực hiện đúng cách.
Theo bác sĩ Hải, xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì vậy xông chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm..., chứ cách này không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh (giống như nhiều người đang hiểu lầm).
Bác sĩ Hải cho biết, theo Đông y, gừng tươi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu đàm, giải độc... Chính vì thế, gừng có thể dùng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng. Sả thơm, tính ấm, tác dụng ra mồ hôi, chống viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, hạ khí, thông tiểu.
Còn tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng... Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng để tăng sức đề kháng cho cơ thể mùa dịch Covid-19.
Cách xông mũi đúng cho F0 bằng gừng, sả, tỏi như sau:
F0 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng khi nhiễm Covid-19, nhưng trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể.
Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt, sau đó hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi, họng. Lúc này, hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông sẽ làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp F0 có cảm giác dễ chịu hơn.
Việc xông hơi nóng như vậy có tác dụng làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi và cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô và dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn.
Ngoài ra, nó giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút, sau khi xông xong hãy lau khô, giữ ấm và tránh gió.
Tuy nhiên, trong quá trình xông nếu thấy tức ngực, khó thở, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng xông ngay. Với người già yếu, có suy nhược cơ thể, bệnh mạn tính... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai để tránh bị ngã.
Ngoài ra, chỉ những người có triệu chứng mắc Covid-19 mới nên xông hơi và không nên lạm dụng; nên xông hơi một mình và thực hiện 1 lần/ngày.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Loại rau rẻ tiền nhưng đại bổ: Phụ nữ chăm ăn khỏi lo viêm nhiễm, giúp chồng "khỏe" đến bất ngờ
-
Dù nam hay nữ, thấy 2 nơi này trên cơ thể bốc mùi là dấu hiệu thận suy yếu lắm rồi, chớ coi thường
-
TS Việt tại Mỹ chia sẻ cách chiến thắng Omicron nhẹ nhàng không cần dùng thuốc
-
5 loại rau quả kết hợp với trứng thành “thuốc bổ”, ngừa K lại giúp giảm cân hiệu quả
-
Lập trình viên 28t qua đời vì K tuyến giáp: Bs nói do 2 món 'nấp' trong tủ lạnh nhiều người ăn mỗi ngày