Tiết lộ điều đáng sợ trong những nồi lẩu ngọt lịm chúng ta vẫn ăn trong nhà hàng, nhiều người phải rùng mình

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là điều đáng sợ trong những nồi lẩu ngọt lịm chúng ta vẫn ăn trong nhà hàng và bí quyết để nhận diện lẩu dùng hóa chất:

Nấu lẩu không cần ninh xương 

Lễ, Tết hoặc những dịp bạn bè, gia đình tụ họp, nhiều người thường lựa chọn hình thức ăn lẩu để quay quần cùng nhau. Tuy nhiên, để có một nồi nước dùng ngon, đậm vị, cần nhiều thời gian chuẩn bị và chế biến.

Do đó, hiện nay, để tiết kiệm thời gian, chi phí nhiều người kinh doanh hàng ăn đã lạm dụng các loại phụ gia, chất tạo ngọt hoặc ninh nhừ để cho ra những nồi nước dùng đậm vị phục vụ khách hàng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều báo đài đã phản ánh tình trạng hóa chất, phụ gia, chất tạo ngọt không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần được bày bán tại nhiều khu chợ đầu mối ở TP HCM với những mức giá rẻ “giật mình” nhưng lại có thể làm ngọt nước tới hơn hàng chục lần so với các loại gia vị tạo ngọt thông thường.

Hay theo tiết lộ của một nhân viên tạp vụ làm việc trong một cửa hàng lẩu, mỗi ngày, cửa hàng này phục vụ mấy chục nồi lẩu, khách chật kín mà chưa bao giờ thấy nhà bếp ninh xương. Thậm chí, bản thân người này khi dọn rác đi đổ, bới ra cũng chả thấy một mảnh xương nào 

Điều này đặt ra lo ngại, vậy có gì trong những nồi lẩu ngọt lịm chúng ta vẫn ăn ngoài hàng? Trong trường hợp nhà hàng lạm dụng các hóa chất, phụ gia quá mức để nấu lẩu, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe con người?

Nhận diện lẩu dùng hóa chất như thế nào?

Theo các chuyên gia, bằng mắt thường, rất khó để phân biệt được lẩu nấu thông thường với lẩu dùng phụ gia, hóa chất. Bởi lẽ, các chất này khi hòa tan vào nước đều không màu, không mùi nên khó phát hiện.

Chúng ta chỉ có thể cảm nhận qua vị giác. Tuy nhiên, việc này cũng không đem lại kết quả chính xác. Các dấu hiệu nhận diện có thể như: Nước dùng nấu từ xương, rau củ sẽ có vị ngọt thoang thoảng, thanh, không gắt, ăn xong không bị vị đắng trong cổ họng.

Nước dùng sử dụng phụ gia hoá chất thường ngọt nhợ, hơi lợ lợ trong lưỡi sau khi ăn. Mùi cũng nồng hơn so với nấu bằng xương và rau của quả thông thường.

Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất nên mua nguyên liệu về nhà tự nấu hoặc chọn những cửa hàng uy tín, chất lượng để ăn, tránh gặp những hậu quả đáng tiếc.

Lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe cả nhà

Thứ tự nhúng của các món ăn

Hầu hết mọi người thường yêu thích món thịt và nhúng nó ngay vào nồi lẩu khi bắt đầu bữa ăn. Khi đó, thịt sẽ tiết ra một lớp dầu dày nổi lên dưới đáy nồi trước khi chúng ta bắt đầu nhúng rau và các loại thức ăn chính khác, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể.

Do đó, khi ăn lẩu, trước tiên bạn nên chọn một ít khoai tây hay các loại rau khác, đặc biệt là khi bạn ăn lẩu cay, hoặc khi bạn muốn uống bia rượu, rau và thực phẩm có tinh bột có thể bảo vệ dạ dày.

Ăn mỳ nấu trong nước lẩu

Trước khi kết thúc bữa ăn, rất nhiều người chọn một bát mỳ nhúng chan với nước lẩu. Tuy nhiên, món ăn này không được thực sự khuyến khích. Ngoài vấn đề về dầu và chất béo, có rất nhiều axit amin trong nước lẩu của các loại thịt khác nhau. Nước lẩu được đun nóng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ, các axit amin này có thể dễ dàng kết hợp với nitrit có trong rau nấu chín để tạo thành nitrosamine gây ung thư.

Thay nước lẩu nếu ăn lâu

Chuẩn bị sẵn nhiều nước lẩu để có thể đổ thêm hoặc thay khi ngồi ăn lâu. Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitrit tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Tác giả:

Tin nên đọc