Tiết lộ mới về cô gái trẻ được cho là mẹ của đứa trẻ
Vào lúc khoảng 00h, ngày 19/10, lực lượng chức năng đã xác định được một số người nghi vấn tại một căn hộ trên tầng 31 tòa nhà HH2A chung cư Linh Đàm. Trong đó, một cô gái nghi là người mẹ của cháu bé được phát hiện rơi xuống sân tòa nhà.
Ngay trong đêm, tất cả những người trên được đưa ra chiếc xe cứu thương rời khỏi hiện trường. Sáng sớm cùng ngày, nhiều người dân ở tòa nhà này, đặc biệt là tại tầng 31 vẫn chưa hết bàn tán xôn xao.
Theo ghi nhận của PV, căn hộ nơi phát hiện sự việc đã bị cảnh sát niêm phong. Khung cảnh khu vực này cảm nhận rõ sự u ám và lạnh lẽo.
Chia sẻ với chúng tôi, bà V. sống tại căn hộ bên cạnh và là người nắm khá rõ về một số công dân thuê trọ ở phòng bên, cho hay, căn hộ được bố mẹ của một nam thanh niên đang là sinh viên quê Thanh Hóa thuê cho con ở.
Bà V. cho biết từng gặp cô gái cùng bạn trai đi qua lối này với vẻ mặt buồn. Từ cách đây khoảng 1 năm, căn hộ này có thêm 2 cô gái khác sinh sống, những người này sống rất khép kín, ít tiếp xúc với ai.
"Gần 1 năm nay có thêm hai cô gái ở cùng. Ban đầu tôi tưởng là có họ hàng nhưng sau đó mới biết là bạn bè của nhau. Các cháu này rất ít giao lưu với hàng xóm nên gần như chúng tôi không hiếu hết chuyện. Hôm kia (17/10) một nam thanh niên đến đây và hỏi mượn điện thoại để gọi cho người yêu (là cháu mang bầu) vì quên mang chìa khóa và điện thoại.
Sau khi gọi nói chuyện được 13 giây, có người ra mở nhưng không phải cô gái nên đến tối tôi đi ra ngoài chơi, thì vẫn thấy bạn nam này lang thang ở cửa.
Đến tối qua, tôi không thấy cô gái này còn bụng bầu nữa. Tôi không hề nghe thấy tiếng trẻ khóc, cũng không thấy ai kêu đau đẻ…". bà V. kể.
Hiện tại, sức khỏe sản phụ còn yếu nên đang được điều trị tại Bệnh viện Bưu điện Hà Nội. Hai người còn lại sau quá trình xét hỏi cũng đã được cho về ngay sau đó.
Ban đầu cô gái này không thừa nhận đã sinh con. Tuy nhiên, sau khi tiến hành truy xét chúng tôi xác định đúng là cô ta. Sau cô ấy cũng thừa nhận vừa sinh con tuy nhiên cháu bé sau khi sinh thì cháu bé tử vong nên đã vứt con xuống đất qua cửa sổ nhà vệ sinh", vị lãnh đạo thông tin.
Cũng theo công an quận Hoàng Mai, thời điểm xảy ra sự việc trong căn hộ trên có 3 người. Tuy nhiên, hai người còn lại không hề biết V.A. sinh con và vứt con từ tầng 31 xuống đất.
Trước đó, vào khoảng 20h30 ngày 18/10 tại sân chơi giữa 2 tòa HH1 và HH2 thuộc khu chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), nhiều người dân bất ngờ nghe tiếng động lớn sau đó đã bàng hoàng phát hiện thi thể một trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn dưới sân chung cư.
Người mẹ ném con từ tầng cao của trung cư Linh Đàm có vấn đề về thần kinh hay không?
Trầm cảm sau sinh có thể điều trị dứt điểm được nếu được phát hiện kịp thời. Dưới đây là 8 dấu hiệu để nhận biết sớm trầm cảm sau sinh.
1. Suy nhược cơ thể
Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.
2. Lo lắng
Một số bà mẹ sức yếu hay có nhiều mối lo, thường là về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.
Luôn buồn chán là một trong những dấu hiệu trầm cảm của phụ nữ sau sinh. Ảnh minh họa
Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.
Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến gặp bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ tới nhà.
3. Hoảng hốt
Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà bà mẹ bị stress.
4. Căng thẳng
Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm.
5. Cảm giác bị ám ảnh
Bà mẹ bị trầm cảm hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.
Tác giả: