Tiết trời 39 độ trẻ dễ bị say nắng, dành 1 phút đọc để bảo vệ con khỏi nguy cơ đột quỵ

( PHUNUTODAY ) - Trời nóng trẻ dễ bị mất nhiệt, chất diện giải dẫn tới say nắng nóng. Cha mẹ cần biết cách phòng tránh và sơ cứu đúng cách giúp bé an toàn.

Biểu hiện khi trẻ bị say nắng

Khi trẻ đột nhiên bị chóng mặt, mất nước, thân nhiệt tăng khi ở ngoài nắng quá lâu thì đó là dấu hiệu bị say nắng.

Người nên kiểm tra thân nhiệt dẫn đến đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Và nên cho bé bù nước kịp thời nếu không dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe dẫn đến trụy tim mạch, rối loạn điện giải và có thể tử vong vô cùng nguy hiểm

Trẻ có dấu hiệu tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực đập mạnh hơn, hơi thở gấp gáp mệt mỏi.

Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở, chuột rút cơ thể co lại.

Cách sơ cứu trẻ bị say nắng

Với những trẻ bị nặng có thể dẫn tới hôn mê, trụy mạch, tử vong.

Cách sơ cứu cho trẻ bị say nắng

Khi trẻ có dấu hiệu say nắng bạn cần sơ cứu kịp thời bằng cách chườm lạnh để hạ thân nhiệt cho trẻ nhỏ.

Nên chuyển trẻ tới một nơi nào đó thoáng mát có gió thổi và cởi bỏ bớt quần áo. Hãy cho trẻ uống nước pha muối loãng bù nước và điện giải.

Nên chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở các vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ toàn thân của bé giúp hạ nhiệt độ.

Rồi chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải chườm mát cho nạn nhân.

Cách sơ cứu khi trẻ bị say nắng nóng

Cách phòng say nắng cho trẻ nhỏ

Hãy cho trẻ uống đủ nước khi hoạt động ngoài nắng quá lâu để tránh mất nước gây say nắng, say nóng

Thời tiết nắng nóng không cho trẻ ra ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức.

Nếu bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài nên cho trẻ đội mũ nón mặc áo dài tay để tránh nắng chiếu thẳng vào người. Bên cạnh đó, để phòng say nắng nóng cha mẹ nên cho bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé trong bữa ăn bằng những thực phẩm giàu vitamin A, C, E.. giúp tăng cường sức đề kháng.

Tác giả: Min Min