Có câu chuyện kể về một gia chủ nọ mời thầy phong thủy đến để xem long mạch. Trên đường dẫn thầy phong thủy tới khu phần mộ nhà mình, anh ta bỗng nói:
“Hay là chúng ta quay về đi, tôi thấy chim chóc bay toán loạn thế kia, chắc hẳn là lũ trẻ trong làng đang trèo lên cây hạnh nhân hái trộm quả rồi. Nếu thấy có người đi qua, thể nào chúng cũng hoảng hốt mà bỏ chạy, chẳng may đứa trẻ nào ngã xuống có mệnh hệ gì thì thật là nguy hiểm”.
Anh ta vừa dứt lời, thầy phong thủy đã gật gù tâm đắc: “Nghe anh nói vậy, tôi biết là không cần phải xem phong thủy nhà anh nữa. Anh biết lo nghĩ cho người khác như vậy thì dẫu có làm gì cũng đều sẽ thuận buồm xuôi gió”.
Biết lo nghĩ cho người khác và phong thủy gia trạch thì có liên quan gì đến nhau? Trong lòng anh ta thấy khó hiểu bèn hỏi lại, thầy phong thủy trả lời: “Anh không biết sao? Phong thủy lớn nhất của đời người chính là nhân phẩm!”.
Vậy phong thủy là gì?
“Phong” chính là bầu không khí và từ trường, là sự di động liên tục từ nơi này đến nơi khác. “Thủy” chính là nước, là dòng chảy lưu động và biến hóa. “Phong” và “Thủy” ấy không phải hoàn toàn là ngoại cảnh mà lại có quan hệ mật thiết với tâm tính của con người.
Nếu phong thủy phụ thuộc vào tâm người, thì nguyên lý nằm ở đâu?
Cổ nhân giảng rằng: “Tâm sinh vạn Pháp”, câu nói ấy vô cùng đơn giản nhưng lại đúng đắn phi thường. Trong các yếu tố của phong thủy, thì:
Đứng đầu phong thủy là gì? Chính là Người.
Yếu tố đầu tiên của phong thủy là gì? Chính là Tâm (Ý).
Yếu tố thứ hai của phong thủy là gì? Chính là Miệng (Khẩu).
Yếu tố thứ ba của phong thủy là gì? Chính là Hành vi (Thân).
Quá khứ vẫn luôn giảng rằng, làm người phải tu dưỡng cả Thân, Khẩu, Ý. Nếu xét ở một khía cạnh nào đó, thì đó cũng chính là để bồi dưỡng phong thủy cho đời người vậy.
Trong phong thủy, người ta cũng đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố “tụ quang” (hội tụ ánh sáng) và “tụ âm” (hội tụ u ám).
Những người có lòng biết ơn, trong tâm tràn đầy thiện niệm, luôn nghĩ tốt cho người khác, thì sẽ tụ quang, biểu hiện trên mặt chính là nụ cười. Khuôn mặt tươi tắn, thần thái rạng ngời, miệng tựa đóa sen, như vậy sẽ tạo thành hình nguyên bảo (đỉnh vàng), từ đó sẽ phát tài.
Còn những người luôn oán hận trách móc người khác, ghen tị ganh đua với người khác, thì sẽ tụ âm. Khí âm trầm xuống, biểu hiện trên gương mặt chính là vẻ u ám rầu rĩ, mang tướng sầu khổ, khẳng định là sẽ chiêu mời xúi quẩy.
Làm thế nào để dưỡng thành phong thủy tốt?
1. Đừng ham muốn vật chất vô độ
Một người luôn theo đuổi những vật phẩm xa hoa, tiêu phí thoải mái, lòng tham không đáy phải biết rằng dục vọng của con người giống như một vùng biển không thể lấp đầy.
2. Đừng than phiền, oán trách cuộc sống
Một người thường xuyên than phiền, phàn nàn rằng cuộc sống không công bằng, ông trời không có mắt…sẽ cảm thấy sống vô cùng ngột ngạt và mệt mỏi, phúc khí cũng đều bay đi mất.
3. Đừng quên bồi dưỡng năng lực đối mặt với cuộc sống
Cuộc sống cũng giống như một cái cây non, nếu có bệnh thì cần được chữa trị. Cũng giống như thế, trong gia đình, ngoài xã hội một khi xảy ra mâu thuẫn thì phải có cách xử lý, hóa giải những mâu thuẫn này để không làm tổn thương đến mỗi thành viên, đó mới là cách của một người có năng lực. Một người mang trong mình tâm oán trách cuộc sống thì sẽ không hiểu được cách để hóa giải những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Điều nên làm là phải bồi ưỡng năng lực bản thân để bạn luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn của cuộc sống.
4. Đừng khuyết thiếu tình yêu thương đối với người khác
Một người khuyết thiếu tình yêu thương, quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân thì sẽ khó có thể bao dung người khác. Một khi đã không thể bao dung người khác thì sẽ thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi với những người xung quanh mình, cơ hội và phúc khí cũng không ở lại bên người này.
5. Đừng so sánh với cuộc sống của người khác
Trong xã hội phong phú vật chất này, có nhiều người thường tự cảm thấy cuộc sống của mình không tốt bằng của người khác. Họ luôn suy nghĩ và so sánh về chức vị, so sánh thu nhập, hoàn cảnh gia đình…rồi tự đau khổ vì ghen ghét, đố kỵ. Suy cho cùng, so sánh như vậy để làm gì, khi mà cuộc sống thì vẫn là của người khác, còn người bị tổn hại lại là bản thân mình?
6. Đừng mải sống với quá khứ
Một người quá luyến tiếc những chuyện cũ của ngày hôm qua thì sẽ không nhìn thấy ánh sáng của ngày mai và họ sẽ không thể lĩnh hội được những điều tuyệt vời của ngày mai. Một khi chính bản thân đã không còn để tâm đến ngày mai thì những điều may mắn, tốt đẹp sao có thể đến bên họ được?
7. “Ngẩng đầu cần ý chí, cúi đầu cần dũng khí”
Cúi đầu không phải là hèn yếu, sợ sệt mà là khoan dung, khiêm tốn. Người có thể ngẩng đầu là người dũng cảm, không dễ sợ hãi. Nhưng người có dũng khí cúi đầu lại là bậc “đại trí giả ngốc”!
Tác giả: Minh Ngọc
-
Con trai cõng mẹ già lên núi định vứt bỏ, trên đường đi người mẹ lẳng lặng làm việc này khiến anh hối hận
-
Người có vận số tốt hay không, nhìn vào 5 điểm này sẽ thấy ngay
-
Đức Phật răn dạy người đàn ông: đã gọi ai là vợ rồi thì đừng làm người đó tổn thương
-
Duyên phận hãy thuận theo Trời cao, con người càng cố cưỡng cầu càng mất phúc
-
Người đại trí, đại đức: thuận cảnh thiện đãi người khác, nghịch cảnh thiện đãi chính mình