Tin mới nhất mưa lũ miền Trung: Quãng Ngãi, hơn 60.000 học sinh nghỉ học tránh lũ, 7 người ch.ết, mất tích

( PHUNUTODAY ) - Thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, lũ lụt gần đây đã làm 8 người ở Bình Định t.ử v.ong, một mất tích; Quảng Ngãi 6 người ch.ết và một mất tích.

 Theo Vnexpress đưa tin, chiều 6/12, ông Ngô Đức Hiệp (47 tuổi) chở con trai từ TP Quảng Ngãi về quê thăm vợ, cách trung tâm khoảng 13 km. Đến gần cầu Bờ Đắp, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành trong dòng lũ dâng cao và chảy xiết, hai cha con ngã nhào.

Đứa bé được mọi người phát hiện, cứu kịp thời. Còn ông Hiệp bị nước cuốn mất tích. "Ông ấy chỉ cách nhà vợ khoảng 1 km thì bị nạn", dân địa phương cho nói và cho biết đã tìm thấy xe máy của nạn nhân ở gần đấy.

Mưa lũ khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi ngập sâu (Ảnh: X.C).

Sáng cùng ngày, ông Hồ Văn Lâm (45 tuổi) lội qua suối ở xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà cũng bị nước lũ cuốn trôi. Sau nhiều giờ tìm kiếm, chính quyền địa phương cùng người dân mới phát hiện được thi thể ông Lâm.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi cho biết, mưa lũ khiến nhiều nơi chìm trong biển nước. Tại xã Hành Dũng, thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành) ngập nặng, có nơi hơn một mét.

Lũ gây ngập nhà cửa, đường sá khiến việc đi lại cửa người dân ở huyện Tư Nghĩa gặp khó khăn. Nhiều hộ phải đóng cửa, sơ tán tài sản. Ở các xã Nghĩa Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Phương... của huyện, nước dâng cao khoảng 1,5 m. Mọi hoạt động của địa phương phải ngưng, dồn toàn lực phòng chống lũ và giúp dân di dời tài sản.

Nhịp dài 7 m của cầu Vĩnh Hy, Ninh Thuận bị cuốn sập (Ảnh: An Phước).

Ở Ninh Thuận, ảnh hưởng mưa dài ngày kèm lũ từ thượng nguồn đổ về dồn dập đã cuốn sập một nhịp dài 7 m của cầu Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải, sáng 6/12. Cầu được làm bằng bê tông, rộng hơn 2 m, dài 100 m bắc qua suối Lồ Ô. Đây là cầu duy nhất để vào người dân và khách vào khu du lịch vịnh Vĩnh Hy. Sự cố khiến giao thông bị ùn tắc, đời sống người dân bị đảo lộn.

Sở Giao thông Vận Tải Ninh Thuận đã cử lực lượng đến kiểm tra, đặt biển cảnh báo, đồng thời lên phương án khắc phục sớm nhất.

Nhiều tuyến đường nước dâng lên gần mét, chảy xiết khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn (Ảnh: Tuấn Minh).

Tại Bình Định, mưa lớn kèm lũ đã làm một số vùng trũng của tỉnh ngập sâu. Nhiều tuyến đường nước dâng lên gần mét, chảy xiết khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Nữ sinh lớp 4 trường tiểu học số 1 Phước Thuận trên đường về nhà bị lũ cuốn trôi, nhiều giờ sau mới tìm thấy thi thể.

Huyện An Lão mưa lũ làm sạt lở nhiều nơi gây chia cắt. Nước ngập cầu tràn Bến Nhơn làm các xe không thể đi qua. Các xã Phước Nghĩa, Phước Hiệp, Phước Lộc của huyện Tuy Phước chìm trong biển nước. Địa phương phải cho gần 5.000 học sinh các cấp trên địa bàn nghỉ học đảm bảo an toàn.

Thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, lũ lụt gần đây đã làm 8 người ở Bình Định tử vong, một mất tích; Quảng Ngãi 6 người chết và một mất tích.

Trong hai ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có mưa rất to trên diện rộng (Ảnh: Dân trí).

Theo báo Dân Trí, tại Quảng Ngãi, trong hai ngày qua, trên địa bàn đã có mưa rất to trên diện rộng. Mưa lớn cộng với mực nước các con sông lớn luôn ở mức đỉnh đã gây ngập, cô lập và chia cắt nhiều khu dân cư, hàng nghìn hộ dân phải sơ tán khẩn cấp. Mưa lũ còn khiến 6 người của địa phương này bị chết và mất tích, hơn 70 ngôi nhà bị sập, hư hỏng, hơn 2.000ha lúa và hoa màu bị thiệt hại hoàn toàn cùng hàng trăm km đường giao thông, kênh mương… bị hư hỏng nặng.

Các địa phương xảy ra ngập nặng nhất là huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ. Rất nhiều khu dân cư nằm ven sông, vùng thấp trũng đã bị ngập từ 1 đến 1,5 m, chìm sâu trong nước. Theo ghi nhận, mức nước của trận lũ này là cao hơn so với đợt lũ trước khi diện tích ngập cũng như số nhà dân bị ảnh hưởng tăng lên gấp đôi.

Tại các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ tình trạng sạt lở đất, đá gây ách tắc các tuyến giao thông huyết mạch xảy ra nhiều, các địa phương nằm ở vùng sâu, vùng xa bị chia cắt hoàn toàn với trung tâm huyện lụy do sạt lở núi. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã kịp thời có những phương án cấm xe cộ lưu thông qua vùng sạt lở, đưa phương tiện cơ giới để giải phóng đất đá nhằm thông tuyến.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng thị sát vùng lũ (Ảnh: Dân trí).

Trước việc mưa lũ hoành hành và có diễn biến phức tạp gây thiệt hại cho tỉnh, chiều 6/12, ông Trần Ngọc Căng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chuyến thị sát đến các vùng ngập nặng tại hai huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành.

Trực tiếp tới các khu dân cư bị nước lũ cô lập, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, các huyện, xã xảy ra ngập khẩn trương di dời các hộ dân nằm trong vùng ngập sâu, sạt lở đến nơi an toàn; đồng thời tổ chức các phương án cần thiết để hỗ trợ dân trong vùng bị ngập.

“Trước mắt là tập trung hỗ trợ mì tôm, nước uống cho các hộ dân trong vùng ngập, tuyệt đối không được để người dân bị thiếu lương thực, nước uống. Những khu dân cư nằm trong vùng ngập sâu, sạt lở phải bố trí ngay lực lượng và kinh phí ưu tiên di dời khẩn cấp. Hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mưa lũ gây ra”. ông Căng chỉ đạo.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, hiện tình hình mưa lũ trên địa bàn Quảng Ngãi vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, mưa to vẫn còn trên diện rộng và mực nước các con sông lớn còn được dự báo sẽ lên lại. Nên người dân và chính quyền địa phương cần có sự chuẩn bị phương án ứng phó với mưa lũ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Ngoài ra, trước tình hình mưa lũ trên địa bàn, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã chỉ đạo các trường học tại các địa phương xảy ra ngập lụt cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Theo đó, Phòng Giáo dục các huyện, thành phố: Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Hà, TP. Quảng Ngãi… cùng Hiệu trưởng các trường đã căn cứ tình hình thời tiết cụ thể ở địa phương mình và chủ động cho học sinh nghỉ học.

Hơn 60.000 học sinh Quảng Ngãi nghỉ học tránh lũ (Ảnh: Dân trí).

Đã có hơn 60.000 học sinh ở tất cả các cấp học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được cho nghỉ học trong đợt này nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi các em đến trường trong những ngày xảy ra mưa lũ. Song song với đó Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cũng phổ biến đến các trường về việc thường xuyên nhắc giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh có các biện pháp quản lý các em trong thời gian nghỉ học ở mình, tránh xảy ra các trường hợp học sinh bị đuối nước do mưa lũ. Đồng thời Sở cũng yêu cầu hiệu trưởng các trường phải có phương án bảo vệ tài sản cơ quan trong những ngày xảy ra lũ.

Tác giả: Vũ Thêm