Cách đây không lâu, hình ảnh một bát phở bò được định giá 3.888.888 đồng/bát, được xem là đắt nhất Việt Nam được chia sẻ rầm rộ. Tô phở này chính thức "soán ngôi" bát phở 920.000 đồng ra mắt vào năm 2019.
Bát phở gần 4 triệu đồng này được gọi là "phở King" hoặc "Phở chọc trời", phục vụ tại một nhà hàng nằm trên tầng 66 tòa nhà Landmark 81, TPHCM. Phở King chính thức ra mắt vào ngày 2/4, được bán trong tháng 8, nhân sự kiện "Tháng của Phở".
Theo đầu bếp Lê Trung, bếp trưởng điều hành của nhà hàng Oriental Pearl, đồng thời là chủ nhân của bát phở đắt nhất Việt Nam: "Phiên bản "phở chọc trời" đã được phục vụ khoảng 5 năm tại nhà hàng Oriental Pearl. Tôi và các đồng sự muốn tạo nên một phiên bản đặc biệt và nâng cấp hơn cho món ăn này.
Thực khách sẽ có trải nghiệm ẩm thực mới mẻ, độc đáo và không kém phần thượng hạng đến từ các nguyên liệu cao cấp".
Trong quá trình tạo nên tô phở King, đầu bếp Trung cùng các cộng sự và giám đốc ẩm thực đã ngồi lại với nhau để thảo luận, chọn ra nguyên liệu cao cấp nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được hương vị truyền thống của phở Việt.
Cụ thể, cách nấu truyền thống của phở với xương ống, đuôi bò, nạm sườn và xương gà, ninh nhừ trong 48 giờ, và gia vị quen thuộc như hồi, quế, kèm theo đó là sợi phở làm thủ công.
Tuy nhiên, phiên bản phở Việt sẽ được nâng cấp hơn với các nguyên liệu nhập ngoại, gồm: vàng lá 3,5 triệu đồng/gói, nấm truffle - đắt nhất thế giới 45 triệu đồng/kg, bò Wagyu 3,5 triệu đồng/kg - loại thịt bò mệnh danh đắt nhất thế giới, gan ngỗng béo Pháp 2,5 triệu đồng/kg.
Trong đó, nấm kim cương (truffle) tươi từ Úc là nguyên liệu đắt giá nhất trong bát phở King. Loại nấm này được tìm thấy dưới mặt đất nên có hương nồng từ đất, kết hợp với nước súp bò hầm dày dặn, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên.
Khi phục vụ, nấm kim cương tươi sẽ được bào lát trực tiếp ngay trước mặt thực khách và sau đó phần nước dùng sẽ được rót vào. Nhà hàng cũng chọn cách làm chín thịt bò bằng nước ở nhiệt độ sôi vừa phải, giúp miếng bò chín vừa và vẫn giữ được độ mềm, tươi, ngon.
Trong lúc chờ đợi, nhân viên phục vụ sẽ giới thiệu chi tiết về các nguyên liệu hảo hạng của món ăn.
Trong bát phở 100 USD sẽ có 7 loại thịt, gồm bò viên, gân bò thái mỏng, lưỡi bò, bắp bò, nạm bò, diềm thăn bò và thịt bò Angus.
Theo đầu bếp Lê Trung, đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu cao cấp và nước dùng truyền thống. Món phở Việt được nâng tầm nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có.
Tuy nhiên, khi hình ảnh bát phở King được chia sẻ trên các trang mạng, nhiều tín đồ "nghiện phở" lo ngại những nguyên liệu cao cấp này sẽ làm mất đi vị truyền thống của phở xưa.
Cách đây 6 năm, phở 100 USD (hơn 2 triệu đồng) từng làm nên tiếng vang cho một nhà hàng trong khu chợ Tôn Thất Đạm, cũng là nhà hàng đầu tiên ở TP HCM đạt sao Michelin hồi tháng 6. Tô phở hồi năm 2017 được xem là đắt nhất Việt Nam.
Rất nhiều ý kiến cho rằng một tô phở mà bán đến 4 triệu đồng là đắt một cách vô lý. Họ làm tô phở 4 triệu đồng để bán cho ai?
Rằng trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế này mà ai đó bỏ ra đến 4 triệu đồng, tương đương với một tháng lương của lao động phổ thông chỉ để ăn mỗi một tô phở là quá hoang phí, là vung tay quá trán, là chi tiêu không đúng cách...
Đúng là lương và thu nhập trung bình của nước ta chưa cao, có sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, giải pháp cho những vấn đề này không phải là trách nhiệm của những người bỏ ra 4 triệu đồng để ăn một tô phở. Và cũng chính những người này họ sẽ biết 4 triệu đồng cho một tô phở có xứng đáng hay không.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Kể từ 2023: Chỉ có 3 đối tượng không được tăng lương hưu, trợ cấp, đó là những ai?
-
Mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý hay không? Điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận
-
Ai sinh vào 3 năm này cần đi đổi CCCD gắp chip trong năm 2024 để không bị phạt
-
Mua xe không sang tên ngay người dân sẽ gặp phải 3 rủi ro lớn, là gì?
-
Nhận điện thoại từ số lạ, có 4 dấu hiệu này là lừa đảo phải cúp máy ngay: Đặc biệt là số 1