Heo đến thì nghèo
Heo là một loại gia súc chủ yếu dùng làm thực phẩm; đặc điểm của loài heo là ăn lại nằm, ăn rồi ngủ. Do vậy, ý nghĩa của câu “Heo đến thì nghèo”, chủ yếu là ám chỉ heo lười biếng; một ngày chỉ biết có ăn và ngủ thôi, không làm việc. Người ở nông thôn mà lười biếng, không lao động thì sẽ không đủ ăn, trở thành nghèo khó.
Trong suy nghĩ của đại đa số mọi người thì “heo” đại diện cho hình ảnh ham ăn biếng làm. Như vậy đây chẳng phải là cách lý giải rất đơn giản nhưng hàm ý sâu sắc của người xưa cho câu nói “heo đến thì nghèo” sao?
Theo nghĩ thực tế, người dân thời xưa đa phần đều không giàu có gì; nếu đột nhiên có một con heo rừng chạy tới nhà, với họ cũng không phải là chuyện tốt lành. Vì mọi người đều biết sức ăn của heo vô cùng khỏe; những gia đình nghèo lại không có chút lương thực nào dư thừa… Do đó, những người lười được ví von với con heo, đều là dạng ham ăn mà biếng làm.
Nếu như có heo chạy vào trong nhà mà không đuổi đi, lại để lại nuôi, có thể sẽ phải đem tất cả những gì có trong nhà cho nó ăn, đây là ý nghĩa bề mặt của vế “heo đến thì nghèo”.
Chó đến thì giàu
Chó với bản năng trời sinh sẵn có, nó có thể phân biệt chính tà; có chó canh giữ thì tà khí không thể xâm nhập. Do đó, chó đến nhà là biểu thị sự giúp đỡ, rất nhiều người trực tiếp ví việc có chó đến nhà là “giàu có đến” hoặc là “vượng tài” các loại. Dân gian cho rằng chó là loài linh thông, cũng lưu truyền một câu nói rằng: “Khẩn giảo nhân, mạn giảo thần, không nhanh không chậm sủa quỷ hồn”. Nghĩa là: Sủa nhanh là có người đi ngang qua, sủa chậm là có Thần linh ghé đến, sủa không nhanh không chậm là có quỷ hồn lui tới.
Những người già ở nông thôn làng cho rằng “chó đến vượng nhà” bởi vì tiếng sủa của chó là “oẳng” cùng với “vượng” có âm đọc gần giống nhau. Ngoài ra, chó không cần được chăm sóc đặc biệt, chỉ cần ăn chút đồ thừa trong nhà là đủ no. Mà nó lại có thể giúp chủ canh giữ nhà cửa, ngăn ngừa của cải bị mất cắp.
“Chó” là vệ sĩ giữ nhà rất giỏi, nó cũng là người bạn trung thành, nếu có một chú chó hoang đến nhà; thường thì người ta sẽ giữ chú chó này lại. Cho nên ở nông thôn nếu có chó lạ vào nhà thì sẽ được chủ nhà yêu thích.
Mèo đến nhà thì trên đầu để tang
Hiện nay. mèo được xem là một trong những thú cưng được yêu thích nhất trong nhà. Ở nông thôn, mèo còn giúp chủ nhà bắt chuột, giảm bớt tổn thất lương thực; vậy sao mèo lại bị cho là đến nhà thì sẽ có tang gia
Điều này nếu như dựa vào tập quán sinh hoạt của mèo sẽ lý giải được!
Mèo thường hoạt động vào ban đêm, thường đi săn chuột. Sáng sớm thường mang chuột chết về nhà, mà mọi người cho rằng sáng sớm đã chứng kiến cảnh “chết chóc” là điềm xấu; tương tự như đốt giấy để tang. Hơn nữa có truyền thuyết rằng mèo khi kinh sợ, sẽ bị cô hồn dã quỷ nhập vào thân. Những cô hồn dã quỷ đó sẽ đến để tìm “thế thân”.
Một truyền thuyết khác kể rằng, ngày xưa người ta hay gọi mèo là dần, nghĩa là con hổ. Mà hổ khá hung dữ, vậy nên đa số các gia đình đều sợ mèo ghé thăm. Còn có một lý giải khác là tiếng mèo kêu “meo, meo, mèo” với 3 chữ “diệt”, “không có”, “hỏng” đều phát âm giống nhau, vậy nên người ta cho rằng mèo là loài vật báo hiệu điềm xấu.
Bất luận là người nào, từ xưa đến nay đều ưa thích những biểu tượng cát tường, phú quý. Với những thứ biểu tượng cho điều không may, vận rủi, thì đều tận lực bỏ đi, vì sợ bị ảnh hưởng. Cho nên những câu tục ngữ dân gian này là thể hiện việc con người muốn hướng đến những điều tốt đẹp và may mắn trong cuộc sống.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ông bà ta bảo: "Xây nhà có 2 cửa, cả của và người đều lao đao", con cháu không nghe nghèo hèn mạt kiếp
-
Chẳng cần tốn tiền mua phân bón, dùng 5 thứ ‘bỏ đi’ này cũng giúp cây xanh tốt
-
Giặt quần áo chỉ bỏ nước và bột giặt thôi chư đủ: Cho thứ này vào quần áo trắng tinh, phẳng lì như mới
-
Bát hương có 3 dấu hiệu này ngày lụi bại không còn xa, thay ngay còn kịp
-
Tổ Tiên dặn kỹ: Trong bếp có 3 thứ này là đại cát, sang năm mới làm gì cũng thuận